Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 18:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nỗ lực giải ngân các dự án giao thông

15:24 | 12/05/2020

(Xây dựng) - Bên cạnh 8 dự án cao tốc đang được chuyển đổi sang hình thức đầu tư công, ngành Giao thông phấn đấu sẽ tận dụng dư địa từ các công trình khác để có thể sớm hoàn thành mục tiêu giải ngân 60.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2020.

no luc giai ngan cac du an giao thong
Ảnh minh họa.

Bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp rà soát, đánh giá tác động và đề ra các giải pháp khắc phục các ảnh hưởng đến ngành Giao thông Vận tải do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ứng phó dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Công tác triển khai các dự án trọng điểm của ngành như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, thu phí tự động không dừng... tiếp tục được Bộ tập chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch đề ra. Đã tổ chức họp trực tuyến với các địa phương thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án; đẩy nhanh tiến độ để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông trong tháng 5/2020. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang tích cực chuẩn bị các thủ tục cần thiết chuyển đổi sang hình thức đầu tư công đối với các dự án thành phần thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ để có thể triển khai ngay sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Tập trung đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục để triển khai cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kết quả giải ngân đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt nhóm các dự án đường sắt cấp bách cơ bản sẽ khởi công trong tháng 5 và tháng 6/2020. Mặc dù trong tháng 4/2020 giải ngân 1.711 tỷ đồng thấp hơn so với 2.642 tỷ đồng kế hoạch đề ra, tuy nhiên lũy kế 4 tháng cơ bản vẫn đáp ứng yêu cầu do tháng 3/2020 đã giải ngân vượt kế hoạch khoảng 850 tỷ đồng (do trả nợ được trước dự kiến của Dự án BT La Sơn - Túy Loan).

Kết quả giải ngân kế hoạch lũy kế 4 tháng đầu năm cơ bản đang bám sát kế hoạch giải ngân chi tiết do các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án lập, đạt khoảng 99,5% kế hoạch giải ngân chi tiết (9.208/9.250 tỷ đồng, hụt khoảng 42 tỷ đồng). Bên cạnh các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án có kết quả giải ngân vượt kế hoạch đề ra như Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban quản lý dự án Thăng Long, Ban quản lý dự án 85, Ban quản lý dự án Đường sắt, cũng còn các chủ đầu tư có kết quả thực hiện kế hoạch đáng quan ngại là: Sở Giao thông Vận tải Kon Tum và Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình hầu như chưa giải ngân kế hoạch 2020.

Đánh giá công tác giải ngân kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải tải 4 tháng đầu năm, kế hoạch triển khai trong tháng 5 và cho đến cuối năm, ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho biết: “Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và toàn dân đang tập trung nỗ lực kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đợt giãn cách toàn xã hội trong tháng 4 cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên với quyết tâm chính trị cao và ý thức được trách nhiệm của mình, Bộ Giao thông Vận tải đang rất nỗ lực để thúc đẩy tiến độ giải ngân và thi công các dự án do Bộ quản lý, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. Mặc dù kết quả giải ngân 4 tháng đạt khá cao so với bình quân chung của cả nước, song kết quả giải ngân 4 tháng đầu năm phần nhiều vẫn nằm ở hoàn ứng trước kế hoạch (khoảng 5.000 tỷ đồng), hoàn trả quỹ tích lũy trả nợ của 02 dự án BT (khoảng 1.334 tỷ đồng). Phần giải ngân cho giải phóng mặt bằng và các hợp đồng xây lắp chiếm tỷ trọng không lớn trong kết quả giải ngân.

Được biết, năm 2020, bên cạnh khoản vốn đầu tư công trị giá 40.000 tỷ đồng được giao từ đầu năm, ngành Giao thông Vận tải sẽ phải tiếp nhận thêm khoảng 20.000 tỷ đồng cho 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam chuyển đổi sang đầu tư công; Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; 2 dự án nâng cấp, cải tạo 2 đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Thách thức là rất lớn bởi toàn bộ các dự án này vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thậm chí có công trình còn chưa phê duyệt chủ trương đầu tư - những bước đi đầu tiên để triển khai một dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Để hoàn thành kế hoạch giải ngân, Bộ Giao thông Vận tải đang tận dụng tối đa các dư địa từ các công trình đang triển khai thi công, có khả năng tiêu thụ vốn lớn như các dự án đường sắt đô thị; tuyến đường cao tốc Bến Lức - LongThành; 3 dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông sử dụng vốn đầu tư công…

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sản lượng vận tải 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 534,514 triệu tấn hàng, giảm 7,2%; đạt 1.231,280 triệu lượt hành khách, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2019; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 103,753 triệu Tấn.km; luân chuyển hành khách ước đạt 57,433 triệu HK.km; giảm 7,8% về luân chuyển hàng hóa và giảm 30,6% về luân chuyển hành khách so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong tháng 4/2020, sản lượng vận tải ước đạt 105,699 triệu tấn hàng (giảm 27,2%); đạt 99,802 triệu hành khách (giảm 76,8%); luân chuyển 21,283 triệu Tấn.km (giảm 25,2%) và 4,157 triệu HK.km (giảm 80,2%) so với tháng cùng kỳ năm 2019.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load