Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 23:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Những giao dịch “nhằng nhịt” tại dự án nước sông Đuống

15:23 | 30/11/2019

Không riêng gì VietinBank với vai trò là ngân hàng cho vay tới 80% tổng vốn đầu tư của Dự án nước mặt sông Đuống, thành viên của ngân hàng này và thậm chí là một ngân hàng khác do chính VietinBank góp vốn thành lập cũng có nhiều liên quan đến dự án nói trên của Cty Cổ phần nước Aqua One.

nhung giao dich nhang nhit tai du an nuoc song duong
Mô hình Nhà máy Nước sạch Sông Đuống. Ảnh: PV

Từ vai trò tài chính của VietinBank, VietinBank Capital…

Như Báo Lao Động đã phản ánh, dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống thuộc Cty CP nước Aqua One là dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư dự án theo giấy chứng nhận đầu tư là khoảng 5.000 tỉ đồng (224 triệu USD). Trong số này, vốn góp để thực hiện dự án chỉ chiếm hơn 999,6 tỉ đồng (tương đương 20%), trong khi có tới gần 4.000 tỉ đồng được chủ đầu tư huy động từ nguồn vốn vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Chỉ riêng trong năm 2018, Cty CP nước mặt sông Đuống vay của VietinBank chi nhánh Đô Thành hơn 2.483 tỉ đồng.

Chưa hết, một đơn vị khác cũng thuộc VietinBank là Cty TNHH MTV Quản lý quỹ VietinBank (VietinBank Capital) còn tham gia dự án này với vai trò cổ đông góp vốn. Báo cáo tài chính năm 2018 của Cty CP nước mặt sông Đuống cho thấy, theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 8.6.2016, cổ đông lớn nhất tại Cty chính là VietinBank Capital (chứ không phải Cty CP nước AquaOne, dù là cổ đông sáng lập) khi chiếm tới 58% cổ phần, tương đương 580 tỉ đồng.

Như vậy chỉ tính đến cuối năm 2018, tổng số tiền mà VietinBank và một thành viên của ngân hàng này đổ vào dự án nước mặt sông Đuống lên tới hơn 3.063 tỉ đồng. Đây là một con số rất lớn vì gần như tương đương với toàn bộ chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án đến cùng thời điểm cuối năm 2018 là chưa đầy 3.200 tỉ đồng.

nhung giao dich nhang nhit tai du an nuoc song duong
Dữ liệu của Bộ Tư pháp cho thấy AquaOne thế chấp cổ phần của Cty CP nước mặt sông Đuống để vay vốn tại Indovina Bank, một ngân hàng “con” của VietinBank. Ảnh: C.H

Đến nguồn tiền từ ngân hàng “con” do VietinBank góp vốn

Một điểm đáng chú ý là dù Cty CP nước mặt sông Đuống được thành lập từ đầu tháng 6.2016 với quy mô vốn điều lệ đăng ký ban đầu là hơn 999,6 tỉ đồng, báo cáo tài chính cho thấy số vốn góp thực tế của các cổ đông tại thời điểm ngày 1.1.2017 mới chỉ đạt hơn 669,856 tỉ đồng. Phải đến gần 2 năm sau thời điểm trên, các cổ đông của Cty này mới hoàn tất việc góp đủ vốn điều lệ theo đăng ký ban đầu là hơn 996,6 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, có một điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian từ đầu năm 2017 - 2018, doanh số vay nợ của Cty CP nước Aqua One - cổ đông sáng lập chính của Cty CP nước mặt sông Đuống cũng tăng mạnh với hàng loạt khoản vay mới phát sinh tại các ngân hàng và các Cty quản lý quỹ. Dữ liệu từ Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) mà PV Báo Lao Động có được cho thấy, theo hợp đồng ký ngày 25.4.2017, Cty CP nước Aqua One vay 30 tỉ đồng từ Ngân hàng TNHH Indovina (Indovina Bank) chi nhánh Thiên Long, bảo đảm bằng quyền sở hữu 8,26 triệu cổ phần phổ thông của Cty CP Cấp thoát nước Phú Yên với giá trị định giá là 82,6 tỉ đồng.

Đến ngày 12.9.2018, Aqua One lại tiếp tục vay mượn 590 tỉ đồng tại Indovina Bank chi nhánh Thiên Long. Điều bất ngờ là ở hợp đồng vay mượn này, Aqua One lại dùng chính quyền sở hữu gần 20,9 triệu cổ phần phổ thông của Cty CP nước mặt sông Đuống (tương ứng 20,9% vốn điều lệ) với định giá 206 tỉ đồng để bảo đảm cho khoản vay. Sự tương thích về thời điểm Aqua One vay mượn Indovina Bank và thời điểm các cổ đông hoàn tất việc góp vốn vào dự án nhà máy nước sông Đuống đặt ra câu hỏi, phải chăng ngay từ ban đầu, Cty CP Aqua One cũng sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng làm nguồn vốn góp vào dự án (?).

Một điểm trùng hợp nữa là Indovina Bank lại là ngân hàng liên doanh được thành lập với phần vốn góp 50% từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và 50% từ Ngân hàng Cathay United (Cathay United Bank - CUB). Như vậy, từ vai trò ngân hàng cho vay chính của Vietinbank, đến vị trí cổ đông góp vốn của VietinBank Capital tại dự án và các khoản vay hàng trăm tỉ đồng mà một ngân hàng “con” của Vietinbank dành cho cổ đông sáng lập của Cty CP nước mặt sông Đuống, “vị thế” tài chính tuyệt đối của VietinBank tại Dự án nước mặt sông Đuống là không thể bàn cãi.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Luật sư Phạm Duy Đức (Đoàn luật sư Hà Nội, Cty Luật Inteco) đặt hoài nghi về căn nguyên sự “ưu ái” quá mức mà VietinBank dành cho dự án nước mặt sông Đuống. “Việc một ngân hàng cho vay tới 80% tổng vốn đầu tư của một dự án có quy mô lên tới 5.000 tỉ đồng là rất hiếm hoi và cho thấy VietinBank có thể đặt nhiều kỳ vọng vào hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án này. Song chỉ riêng VietinBank cho vay tại dự án này là điểm khác thường bởi để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi cho vay với tỉ lệ cao, các ngân hàng thông thường sẽ phải chia sẻ rủi ro qua 3-4 ngân hàng khác”. Trong khi đó, việc Aqua One có thể dùng vốn vay ngân hàng làm vốn góp cho Cty CP nước mặt sông Đuống cũng đặt ra nhiều dấu hỏi về khả năng thẩm định, giám sát năng lực tài chính chủ đầu tư trước khi quyết định cho vay của ngân hàng.

Theo Hà Vinh/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load