(Xây dựng) - Để thúc đẩy các ngành Xanh, giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao khả năng chống chịu với 2 biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai, đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, bền vững.
Lạng Sơn tiếp tục thúc đẩy đầu tư tăng trưởng xanh (ảnh: Phượng Nguyễn). |
Định hướng tăng trưởng xanh
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với mục tiêu tăng trưởng xanh trên địa bàn. Theo đó tích hợp tăng trưởng xanh vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các nghành, lĩnh vực, lãnh thổ theo hướng tăng cường tính liên ngành, liên vùng, thúc đẩy các ngành xanh, giảm phát khú thải nhà kính và các chất ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, chú trọng các vùng dễ bị tổn thương, UBND tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai ngay Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 11/8/2023 về thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đôn đốc thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo tích hợp các nội dung về tăng trưởng xanh vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và lồng ghép các nội dung tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó tập trung lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, giai đoạn 05 năm của tỉnh, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chỉ đạo, triển khai rà soát, nghiên cứu và cập nhật tích hợp tăng trưởng xanh hướng đến mục tiêu PTR0 vào năm 2050 cho giai đoạn mới.
Triển khai các nội dung đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai theo các cấp, các ngành nhằm nâng cao năng lực chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai (tích hợp chính sách, huy động nguồn lực...). Đánh giá, cung cấp cơ sở dữ liệu của địa phương về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại để đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai cấp quốc gia. Từ đó, chỉ đạo tích hợp kết quả đánh giá vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách các cấp, các ngành theo thẩm quyền. Trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh đã thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, trong đó, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, từ đó, đề ra các giải pháp huy động nguồn lực.
Tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và mức độ xanh hóa của nền kinh tế. Đồng thời từng bước triển khai xây dựng, quản lý, vận hành, ứng dụng chuyển đổi số đối với hệ thống giám sát, đánh giá, cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh các cấp trên cơ sở sử dụng, dữ liệu nền địa lý quốc gia, đảm bảo tính đồng bộ, liên kết giữa hệ thống các cấp.
Về phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị nghiên cứu, dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm xanh và tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Tập trung, tăng cường công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành về tăng trưởng xanh cho một số ngành lĩnh vực như: sản xuất, năng lượng, nông nghiệp, công nghệ...
Ngoài ra, tỉnh tiếp tục huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh. Năm 2023, bố trí kinh phí thực hiện Đề án tuyên truyền triển khai thí điểm mô hình thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn với số tiền 1.527 triệu đồng, qua đó thí điểm mô hình thu gom, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng tới nhân rộng mô hình tại các địa phương đặc thù tương tự khác, đáp ứng định hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh tại tỉnh.
Hiện nay, tỉnh tập trung thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức và triển khai thi công Dự án khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, thường xuyên chỉ đạo các Sở, ngành và nhà đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công; xây dựng hệ thống cảng cạn, bến xe hàng, bãi đỗ xe; nâng cao năng lực vận tải đường sắt; phát triển lực lượng vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau.
Lạng Sơn tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công. |
Tăng cường chất lượng môi trường
Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn như: Tăng trưởng xanh là một lĩnh vực còn tương đối mới, các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ đến quá trình thực hiện còn lúng túng, bị động; các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa được chú trọng đúng mức: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo vẫn chưa được phát triển, sử dụng tương xứng với tiềm năng.
Để nâng cao công tác quản lý chất lượng không khí trên địa bàn và đang được tỉnh triển khai thực hiện, các bước đấu thầu theo quy định; thời gian thực hiện nhiệm vụ năm 2023-2024. Đồng thời, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực, mở rộng mạng lưới, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng không khí xung quanh, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; hoàn thiện, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí xung quanh địa phương, hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn thải giữa các địa phương. Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, thực hiện vận hành 03 trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.
Theo đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn, thời gian tới, để triển khai các mục tiêu về tăng trưởng xanh năm 2024, tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ được giao; nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về tăng trưởng xanh gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu và các lĩnh vực có liên quan. Cùng với đó, xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia các đề án, mô hình thí điểm về tăng trưởng xanh gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên; xử lý rác thải, nước thải trong hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường. Trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, các cơ chế hỗ trợ vùng ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường.
Phượng Nguyễn
Theo