Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 17:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

22:50 | 15/09/2021

(Xây dựng) - Tính đến ngày 13/9, công đoàn các cấp đã chi và đang triển khai thủ tục chi hỗ trợ người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền trên 4.375 tỷ đồng.

ho tro kip thoi cho doan vien nguoi lao dong bi anh huong boi dich covid 19
Công đoàn các cấp luôn quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngày 15/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thông tin về kết quả chăm lo, hỗ trợ của tổ chức công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 lần thứ tư (từ ngày 27/4/2021).

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh đã có sự xâm nhập vào các khu công nghiệp, nơi tập trung đông công nhân, xuất hiện nhiều ca nhiễm bên trong những địa điểm sản xuất này. Điều này đã làm ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội cũng như khiến đời sống của người lao động trở nên khó khăn do phải nghỉ làm, không có thu nhập.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động, cho đến 13/9, cả nước đã có 44.554 ca mắc Covid-19 là công nhân, viên chức lao động tại địa bàn 51 tỉnh, thành phố. Trên 2 triệu công nhân phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc do người lao động bị cách ly, điều trị bệnh, ở khu vực phong tỏa.

Biết được những khó khăn mà người lao động đang gặp phải, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực vào cuộc để động viên, thăm hỏi, tặng quà, chuyển nhu yếu phẩm khẩn cấp cho công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ, tính đến ngày 13/9, công đoàn các cấp đã chi và đang triển khai thủ tục chi hỗ trợ người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền trên 4.375 tỷ đồng.

Trong đó, chi trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là trên 1.121 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, chuyển về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hơn 333 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ vào Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 hơn 293 tỷ đồng.

Đồng thời, Công đoàn các cấp đã chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên 200 tỷ đồng; chi các hoạt động khác hỗ trợ lực lượng tuyến đầu trên 30 tỉ đồng; chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động tham gia sản xuất "3 tại chỗ" tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên 1.000 tỷ đồng; chi trực tiếp tại các công đoàn cơ sở theo các mức ban hành chung từ trước đối với người lao động khó khăn trên 1.396 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tính đến ngày 11/9, Tổng Liên đoàn Lao động đã nhận được báo cáo của 27 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ được cho 1.163.017 đoàn viên, người lao động với số tiền hỗ trợ là trên 1.677 tỷ đồng, 170.640 doanh nghiệp được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền 1.068 tỷ đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Để hỗ trợ kịp thời cho người lao động thông qua Nghị quyết 68/NQ-CP, Tổng Liên đoàn Lao động đã có một số đề xuất, kiến nghị. Theo đó. Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm đối tượng người lao động chưa được ký hợp đồng lao động, chưa được tham gia bảo hiểm xã hội cũng được quan tâm hỗ trợ như đối tượng không có quan hệ lao động (lao động tự do) để giảm bớt khó khăn cho người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động đề nghị bổ sung thêm các đối tượng là viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công khác như nhà khách, trung tâm văn hóa, cơ sở đào tạo nghề… được hưởng chính sách theo quy định tại Khoản 4,5,6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Mặt khác, các doanh nghiệp đang áp dụng "3 tại chỗ" chỉ duy trì việc làm cho khoảng 30% - 50% người lao động. Do đó, bộ phận lớn người lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương đang gặp khó khăn nhưng không được hưởng hỗ trợ. Tổng Liên đoàn Lao động đề nghị những đối tượng này cũng được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP.

Tổng Liên đoàn Lao động cũng đưa ra đề xuất cần xem xét dùng nguồn kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ cho tất cả người lao động đã và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên để động viên và hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người lao động…

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load