Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 02:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Hải Dương: Doanh nghiệp khiếu nại quyết định cưỡng chế của UBND huyện Cẩm Giàng

11:20 | 27/04/2024

(Xây dựng) - Khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất dự án đầu tư xây dựng Đường tỉnh 394B đoạn từ Quốc lộ 5 đến cầu sông Sặt, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh cho rằng đoàn cưỡng chế của UBND huyện Cẩm Giàng xâm phạm, gây hư hỏng tài sản của doanh nghiệp.

Hải Dương: Doanh nghiệp khiếu nại quyết định cưỡng chế của UBND huyện Cẩm Giàng
Đoàn cưỡng chế huyện Cẩm Giàng tiến hành phá dỡ công trình xây dựng của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh.

Trong Đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, đại diện Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh cho biết: Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh thành lập năm 2003 có trụ sở tại thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Doanh nghiệp được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh theo Văn bản số 14/CV-UB ngày 12/02/2004. Ngày 15/3/2004, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND cho Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh.

Sau khi thực hiện việc bồi thường cho các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án, ngày 24/7/2006, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh ký Hợp đồng thuê đất số 649/HĐ-TĐ với UBND tỉnh Hải Dương, thời hạn 25 năm theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm; mục đích sử dụng đất: Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Diện tích này đã được UBND tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 069454 năm 2007.

Ngày 19/4/2023 UBND huyện Cẩm Giàng ban hành Quyết định thu hồi đất số 1233/QĐ-UBND. Cũng trong ngày 19/4/2023, UBND huyện Cẩm Giàng ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường số 1232/QĐ-UBND kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ cho Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh, chỉ vẻn vẹn 259.032.000 đồng.

Đến ngày 31/7/2023, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất. Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng sau đó ban hành các Quyết định về việc gia hạn thời gian cưỡng chế thu hồi đất số 2321/QĐ-UBND ngày 17/8/2023; số 2562/QĐ-UBND ngày 06/9/2023; số 2914a/QĐ-UBND ngày 10/10/2023; số 3245a/QĐ-UBND ngày 10/11/2023; số 3729a/QĐ-UBND ngày 11/12/2023.

Ngày 6/3/2024 UBND huyện Cẩm Giàng ban hành Thông báo số 75/TB-UBND về việc tháo dỡ, phá dỡ công trình, di chuyển tài sản, cây cối trên đất và bàn giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Đường tỉnh 394B, tỉnh Hải Dương (đoạn từ Quốc lộ 5 đến cầu vượt sông Sặt). Ngày 23/4/2024, UBND huyện Cẩm Giàng đã bắt đầu tiến hành cưỡng chế các tài sản trên đất của doanh nghiệp để thực hiện thu hồi đất theo các quyết định trên nhưng trong quá trình cưỡng chế đã khiến quyền lợi của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Hải Dương: Doanh nghiệp khiếu nại quyết định cưỡng chế của UBND huyện Cẩm Giàng
Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh cho rằng đoàn cưỡng chế của huyện Cẩm Giàng đã tiến hành tháo dỡ, phá dỡ đối với cả phần tài sản không nằm trong diện tích đất bị thu hồi.

Thứ nhất: Đoàn cưỡng chế đã tiến hành tháo dỡ, phá dỡ đối với cả phần tài sản không nằm trong diện tích đất bị thu hồi bởi Quyết định thu hồi đất số 1233/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 của UBND huyện Cẩm Giàng. “Mặc dù chúng tôi đã nói rõ với đoàn cưỡng chế rằng đây là phần đất của doanh nghiệp không bị thu hồi theo quyết định nhưng đoàn cưỡng chế vẫn tiếp tục phá dỡ tài sản, di chuyển các tài sản nằm trên diện tích đất hợp pháp của chúng tôi. Có thể nói đây là hành vi cố tình huỷ hoại tài sản, dẫn đến thiệt hại trực tiếp và nghiêm trọng đối với doanh nghiệp chúng tôi”.

Thứ hai: Đoàn cưỡng chế đã không lập văn bản liệt kê các tài sản để bảo quản sau cưỡng chế mà lập tức thực hiện tháo dỡ, phá dỡ các tài sản của doanh nghiệp có thể dẫn đến việc hư hỏng và thất thoát tài sản. Tại hiện trường, tài sản bị đổ vỡ, hư hỏng sau khi thi công không thể sử dụng được nữa, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Hành vi này của đoàn cưỡng chế đã vi phạm quy định về cưỡng chế thu hồi đất tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013.

Thứ ba: Khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất, đoàn cưỡng chế đã phá dỡ cả các công trình là phần móng bảo vệ an toàn của các công trình còn lại mà doanh nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng hợp pháp, phần đường dây diện bị cắt để không ở ngoài trời không biết còn dẫn điện hay không tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Trong quá trình cưỡng chế đoàn cưỡng chế cũng không căng dây an toàn và không che chắn để bảo vệ an toàn trong khu vực cưỡng chế, gây ra tâm lý hoang mang, bất an cho doanh nghiệp khi chúng tôi vẫn đang tiếp tục hoạt động kinh doanh tại phần đất doanh nghiệp không bị thu hồi.

Thứ tư: Các tài sản của doanh nghiệp bị tháo dỡ, phá dỡ để lại phần tường gạch, bê tông và các tài sản sau tháo dỡ, phá dỡ tràn lan trên đất không thu dọn, khung cảnh bừa bộn, tan hoang không biết nên xử lý thế nào. Hơn nữa, phần đường đi và lối vào của doanh nghiệp cũng bị đào xới lên dẫn đến không còn lối ra vào, ngay cả di chuyển bằng xe máy cũng rất khó khăn, gây cản trở việc đi lại và hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

Trong đơn khiếu nại, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh bức xúc: “Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi đang rất hoang mang và bức xúc sau khi các tài sản của doanh nghiệp bị cưỡng chế và gây ra rất nhiều vấn đề gây nguy hiểm, mất an toàn cũng như cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chúng tôi đã đề cập ở trên”. Vì vậy, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Liên Anh đề nghị Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng: “Xác minh, giải quyết các vấn đề trên và có ý kiến bằng văn bản chỉ đạo đoàn cưỡng chế gia cố lại các tài sản không bảo đảm an toàn sau cưỡng chế cho doanh nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, tránh khiếu kiện kéo dài vượt cấp, gây mất thời gian và niềm tin của doanh nghiệp”.

Lan Hạ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load