Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 27/08/2024 00:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chỉ định hàng chục gói thầu cho nhà thầu “quen mặt”

08:46 | 25/08/2024

(Xây dựng) - Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu rút gọn cho những nhà thầu “quen mặt” thay vì đấu thầu mua sắm tập trung.

Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chỉ định hàng chục gói thầu cho nhà thầu “quen mặt”
Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức có địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức.

Chỉ định thầu rút gọn 50 gói thầu cho 3 nhà thầu “quen mặt” trong vòng hơn 1 năm

Theo hồ sơ phóng viên có được, từ tháng 10/2022 đến cuối năm 2023, thông qua việc chỉ định thầu cho 3 doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chi gần 30 tỷ đồng cho 50 gói thầu để mua sắm đồng hồ nước, thiết bị ghi nhận dữ liệu, vật tư gang cầu…

Theo đó, từ tháng 10/2022 - 12/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chỉ định 27 gói thầu với tổng giá trị hơn 14,5 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt (địa chỉ tại 972/47 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp; do ông Dương Việt Hùng làm Giám đốc).

Từ tháng 1 - 11/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chỉ định 12 gói thầu với tổng giá trị khoảng 7 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thảo Tín Vũ (địa chỉ tại 131/1 Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp; do bà Nguyễn Hồng Cẩm Yến làm Giám đốc).

Từ tháng 4 - 9/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã chỉ định 11 gói thầu với tổng giá trị hơn 7,2 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bách nghệ Phú Thọ (địa chỉ tại 4a/87 đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh; do ông Võ Văn Phương làm đại diện pháp luật).

Nhiều gói thầu chỉ định “bất thường”?

Cụ thể, từ tháng 10/2022 – 1/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã chỉ định 5 gói thầu mua sắm đồng hồ nước điện từ DN50mm cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt để phục vụ công tác trong năm 2022. Các gói thầu này có cùng mục tiêu mua sắm là phục vụ công tác lắp đặt, thay mới đồng hồ nước, tổng giá trị 1,6 tỷ đồng nhưng được chia nhỏ thành 5 gói thầu có giá gói thầu thấp hơn 1 tỷ đồng mỗi gói để chỉ định thầu.

Từ ngày 2/3–27/4/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chỉ định 3 gói thầu mua sắm thiết bị truyền dữ liệu Datalogger 2 kênh cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng.

Giá của 3 gói thầu này đều có cùng số tiền là gần 748 triệu đồng, cùng mua 20 bộ thiết bị ghi nhận dữ liệu Datalogger 2 kênh, có cùng mục tiêu đầu tư nhằm để giám sát, truy xuất dữ liệu từ xa của các đồng hồ lưu lượng, được kết nối trực tiếp đến các thiết bị đo, phân tích, bộ điều khiển, hệ thống lấy mẫu tự động, góp phần giảm thất thoát nước.

Tuy nhiên, thay vì tổ chức thành 1 gói thầu để đấu thầu công khai, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã chia nhỏ thành 3 gói thầu gần như tương đồng nhau để chỉ định thầu, đặc biệt trong tháng 4/2023 được chia làm 2 đợt mua sắm để chỉ định thầu cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt.

Từ ngày 10/5–31/7/2023 (chỉ trong vòng 2 tháng), Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức tổ chức 6 đợt mua sắm đồng hồ nước điện từ DN50mm phục vụ công tác của Công ty với tổng số tiền hơn 4,3 tỷ đồng, có cùng mục tiêu đầu tư nhằm phục vụ công tác lắp đặt, thay mới đồng hồ nước cho khách hàng.

Thay vì tổ chức 1 gói thầu để đấu thầu rộng rãi, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã chia nhỏ bằng 6 gói thầu có giá dưới 1 tỷ đồng mỗi gói rồi chỉ định thầu cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt và Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bách nghệ Phú Thọ. Trong đó, gói thầu đợt 1, đợt 2 và đợt 4 có cùng số tiền 803 triệu đồng, gói thầu đợt 5, đợt 6 có cùng số tiền 788,4 triệu đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức chỉ định hàng chục gói thầu cho nhà thầu “quen mặt”
Một trong những quyết định chỉ định thầu của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức phê duyệt cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bách nghệ Phú Thọ.

Ngoài những gói thầu kể trên, trong năm 2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức cũng thường xuyên mua các sản phẩm như: Đồng hồ nước thông minh DN15mm, đồng hồ nước DN15mm cấp C, đồng hồ nước điện từ DN100mm, DN200mm, DN250mm... qua Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt và Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bách nghệ Phú Thọ. Tất cả những gói thầu này đều có mục tiêu đầu tư tương tự nhau nhưng đều dưới 1 tỷ đồng để chỉ định thầu cho 2 doanh nghiệp này.

Tương tự, từ tháng 1 – 11/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã chỉ định 12 gói thầu cho nhà thầu “quen mặt” là Công ty TNHH Thảo Tín Vũ. Đáng chú ý, từ ngày 3/3–28/6/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã tổ chức 6 đợt mua sắm bằng 6 gói thầu mua sắm vật tư gang cầu phục vụ công tác di dời, gắn mới đồng hồ nước. 6 gói thầu này có tổng giá trị hơn 4,5 tỷ đồng, có chung mục tiêu đầu tư, cùng mua vật tư gang cầu phục vụ công tác di dời, gắn mới đồng hồ nước. Nhưng thay vì tổ chức 1 gói thầu để đấu thầu, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã chia nhỏ thành 6 gói thầu nhỏ với số tiền từ 406 triệu đồng – hơn 900 triệu đồng.

Theo phản ánh của bạn đọc, về trình tự thời gian, việc thực hiện các gói thầu diễn ra liên tục, trong đó có nhiều gói thầu nhưng có cùng số tiền, cùng mua chung một loại sản phẩm, cùng một số lượng sản phẩm và có cùng mục tiêu mua sắm... Điều này nhằm làm giảm giá trị gói thầu xuống dưới 1 tỷ đồng đề thực hiện chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP? Nhiều hàng hóa tương đồng nhau về chủng loại như đồng hồ nước, thiết bị ghi nhận dữ liệu datalogger... được mua sắm với số lượng lớn nhưng Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức không tổ chức dự toán trong một gói thầu để tổ chức đấu thầu rộng rãi để tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước? Có sự “ưu ái” của Công ty để chỉ định thầu cho nhà thầu “quen mặt”?

Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức nói gì?

Trong văn bản phản hồi đến Báo điện tử Xây dựng về những thông tin phản ánh của bạn đọc, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức cho biết, hiện nay để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và giám sát mạng lưới cấp nước trên địa bàn, đồng thời để đo đếm chính xác lượng nước cung cấp qua đồng hồ nước, Công ty đã sử dụng đồng hồ nước điện tử vì loại đồng hồ này có thể truyền dữ liệu chính xác về hệ thống quản lý.

Tuy nhiên, vì là thiết bị điện tử nên thời gian sử dụng ngắn (03 năm kể từ ngày sản xuất theo tem kiểm định theo đúng quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). Do đó, nếu mua hàng loạt để dự trữ trong kho thì vừa chiếm dụng diện tích, vừa làm tăng chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo quản, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, gây lãng phí, ảnh hưởng đến dòng tiền của đơn vị.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, khi đồng hồ bị hư hỏng, gặp sự cố hoặc đến hạn phải thay mới, phòng chức năng tiến hành kiểm tra hiện trạng và báo cáo kết quả. Đồng thời, để dự trù vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho công tác khắc phục sự cố trên mạng lưới cấp nước, Công ty thống kê số lượng hàng tồn kho hàng tháng, quý để có kế hoạch mua sắm hàng hóa bằng chi phí của doanh nghiệp.

“Đây là công tác mang tính chất đột xuất và hoạt động thường xuyên với mục tiêu đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đảm bảo công tác cấp nước an toàn liên tục cho người dân. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên đều tiến hành thương lượng giảm giá, giá mua thực tế luôn bằng hoặc thấp hơn giá bán trên thị trường. Kết quả thực hiện các gói thầu mua sắm này đều được công khai thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”, văn bản của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức nêu rõ.

Trong văn bản của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức cũng cho biết thêm, việc mua sắm hàng hóa theo nhiều đợt được thực hiện nhằm khắc phục sự cố đột xuất, đảm bảo hoạt động của đơn vị, cũng như không làm gián đoạn công tác cấp nước cho người dân, đảm bảo các tiêu chí tiết kiệm, tránh lãng phí (các bên đã thương thảo giảm giá hàng hóa so với giá dự toán được duyệt), nhà thầu được chọn có đủ năng lực thực hiện. Nhà thầu đáp ứng các tiêu chí sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng, do đó hoàn toàn không có trường hợp “ưu ái” cho nhà thầu cung cấp hàng hóa là Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hùng Việt, Công ty TNHH Thảo Tín Vũ, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bách nghệ Phú Thọ.

Anh Thư – Minh Quân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vụ “Căn biệt thự trái phép ở Cà Mau rao bán”: Thành phố ra quyết định cưỡng chế, tỉnh tổ chức họp rà soát

    (Xây dựng) – Đây là lần thứ 2, UBND thành phố Cà Mau ra quyết định cưỡng chế hành vi vi phạm hành chính. Ngày 09/1/2023, UBND thành phố ra quyết định xử lý vi phạm hành chính phạt chủ căn biệt thự đẹp nhất tỉnh Cà Mau 22,5 triệu đồng và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu. Sau đó, hàng loạt quyết định sửa đổi, bổ sung. Liệu lần này, tiếp tục bổ sung như những lần trước đó?

  • Bắc Ninh: Vì sao Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” bị phản ánh chậm tiến độ và bán “chui” mộ phần?

    (Xây dựng) - Giải thích về việc Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” tại xã Long Châu, huyện Yên Phong bị phản ánh chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) – nhà đầu tư của dự án cho biết, “dự án chưa được bàn giao đất”. Còn thông tin bán “chui” mộ phần, Công ty đang xem xét kỷ luật các phòng, ban, cá nhân liên quan, cố ý làm trái quy định của Công ty.

  • An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản

    (Xây dựng) - Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.

  • Bình Phước: Khai thác đất trái phép tràn lan ở huyện Hớn Quản

    (Xây dựng) - Mặc dù chính quyền tỉnh Bình Phước đã có chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng khai thác, vận chuyển đất trái phép ở các huyện, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Hớn Quản khiến người dân bức xúc.

  • Cà Mau: Những dự án có vốn đầu tư “khủng” nhưng tiến độ thi công… “rùa”

    (Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng liên tiếp thông tin, dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng có nguy cơ thu hồi vốn do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Dự án dự kiến cuối năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp người dân miền cuối đất thoát cảnh vùng trũng y tế nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ đạt 5,25%. Đây là một trong nhiều dự án có vốn đầu tư “khủng” mà Ban Quản lý dự án công trình xây dựng (QLDA CTXD) tỉnh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ngoài dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nhiều dự án mà Ban QLDA CTXD tỉnh làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load