Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 12:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Tĩnh: Khắc phục khó khăn tạo “cú hích” phát triển

21:12 | 13/08/2020

(Xây dựng) - Trong bối cảnh kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Hà Tĩnh đã sớm thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa phòng dịch vừa tập trung sản xuất kinh doanh. Giữ vững sự ổn định và tiếp tục phát triển với chiến lược cải thiện môi trường đầu tư bằng những cách làm hay, đột phá.

ha tinh khac phuc kho khan tao cu hich phat trien
Công nghiệp vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng duy trì ổn định

Trong giai đoạn này, Hà Tĩnh vừa ưu tiên phòng dịch vừa tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư hạ tầng. Nền kinh tế tỉnh tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,1%; Trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 1,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 2,6%, khu vực dịch vụ giảm 3,6%. Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp: Nông nghiệp 17,1%, công nghiệp - xây dựng 40,1%, dịch vụ 42,8%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.481 tỷ đồng, đạt 46,3% dự toán, bằng 93,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa đạt 4.162 tỷ đồng (đạt 57,8% dự toán, tăng 26,7% cùng kỳ), thu thuế phí đạt 3.452 tỷ (64,5% dự toán, tăng 40,2% cùng kỳ), một số nguồn thu chủ yếu ước đạt trên 50% dự toán. Thu xuất nhập khẩu ước đạt 2.319 tỷ đồng (đạt 34,6% dự toán, bằng 62,4% cùng kỳ).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trên địa bàn ước đạt 1.352 triệu USD, bằng 71% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 440,54 triệu USD (giảm 9,26% so với cùng kỳ); xuất khẩu mặt hàng thép từ Formosa ước đạt 388,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 88,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhập khẩu ước đạt 765,9 triệu USD (giảm 35,82% so với cùng kỳ), chủ yếu từ nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất dự án FHS.

Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, đô thị được chỉ đạo sát sao, tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp phép xây dựng. Tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ chính sách vùng ngập lụt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả cao về diện tích, năng suất, sản lượng. Công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút doanh nghiệp

Sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế, trong đó, tiếp tục xác định việc mời gọi, thu hút đầu tư là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh khó khăn chung, Hà Tĩnh vẫn chú trọng các hoạt động thu hút, quảng bá đầu tư và xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế, Cụm công nghiệp trên địa bàn, chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đồng hành tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất.

Nhờ vậy, Hà Tĩnh luôn là địa phương nằm trong các tỉnh đứng vào top đầu cả nước về thu hút đầu tư và về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, tiếp tục khẳng định sự thành công về định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

ha tinh khac phuc kho khan tao cu hich phat trien
Sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phục hồi sớm hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hà Tĩnh thu hút đầu tư 25 dự án trong nước vốn đăng ký 1.987 tỷ đồng và 01 dự án FDI vốn đăng ký 1,5 triệu USD. Thực hiện chấm dứt hoạt động 8 dự án, trong đó có 7 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 3.984 tỷ đồng và 01 dự án FDI 15 triệu USD.

Tính đến nay, Hà Tĩnh đang là nơi hội tụ của gần 1.400 doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế với 1.378 dự án, tổng vốn đăng ký 430.518 tỷ đồng. Trong đó, có 1.305 dự án trong nước với tổng số vốn 113.049 tỷ đồng; 73 dự án FDI, vốn đăng ký 13,7 tỷ USD.

Lĩnh vực thu hút đầu tư ngày càng đa dạng về quy mô, lĩnh vực: Các dự án quy mô khá lớn về sản xuất công nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, y tế, du lịch… với các dự án có giá trị thực hiện lớn đã đi vào hoạt động tiếp tục tạo đà cho sự phát triển của tỉnh như: Nhà máy điện mặt trời tại xã Cẩm Hòa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn; Nhà máy sản xuất gỗ MDF, HDF Vũ Quang hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất; Khu đô thị Hàm Nghi - Vincity Hà Tĩnh; Khu đô thị tại thị trấn Xuân An...

Các dự án công nghiệp như: Nhà máy may xuất khẩu Haivina Hồng Lĩnh (Hàn Quốc), nhà máy điện mặt trời Solar Park Cẩm Xuyên, Hương Sơn (nhà đầu tư Đức) đang được tích cực triển khai.

Nhiều nhà đầu tư khác cũng đang tích cực xúc tiến, chuẩn bị đầu tư vào Hà Tĩnh như các Tập đoàn: Mitsubishi Nhật Bản đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Tập đoàn T&T tìm hiểu đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ; FLC tìm hiểu đầu tư dự án tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển Thiên Cầm, dự án Khu đô thị thông minh FLC thành phố Hà Tĩnh…

Ông Trần Tú Anh - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết: “Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Hà Tĩnh đã tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông vận tải, đô thị, hạ tầng các Khu công nghiệp. Để bảo đảm môi trường đầu tư, tỉnh đã đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể như: Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường… Theo đó, Hà Tĩnh sẽ tập trung phát triển nhanh các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực”.

Thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thu hút đầu tư các dự án có công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực đang là ưu tiên của Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Những kết quả đạt được trong bức tranh kinh tế - xã hội thời gian qua là tiền đề để Hà Tĩnh tăng tốc, bứt phá hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2020 và những năm tiếp theo.

Uyên Uyên - Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load