Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 08:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Nội: Thực hiện nhiều biện pháp kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

16:31 | 12/06/2020

(Xây dựng) – Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình mới, khắc phục các khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND về việc kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố Hà Nội năm 2020.

ha noi thuc hien nhieu bien phap kich cau noi dia tang tong muc ban le hang hoa
Mở rộng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code nhằm minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản tiêu thụ trên địa bàn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Cụ thể, xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung Thành phố Hà Nội năm 2020 ngay từ tháng 6/2020 nhằm thu hút khoảng 1.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thông qua nhiều sự kiện. Các sự kiện tiêu biểu như: Vì quyền lợi người tiêu dùng, Tháng khuyến mại, Chương trình xúc tiến thương mại… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đa dạng các hình thức khuyến mại, trên quy mô lớn và với mức giảm giá sâu, cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua việc tổ chức các chương trình: Hội chợ Việt, tuần hàng Việt, Hội nghị kết nối, tiêu thụ, trưng bày sản phẩm hàng Việt, Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2020, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp… theo Kế hoạch của thành phố. Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển sản phẩm, thương hiệu, liên kết vùng, kết nối sản xuất giao thương trên địa bàn thành phố và với các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngoài ra, tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp cải tạo hệ thống chợ, mở rộng mạng lưới bán hàng (các điểm bán hàng, các đại lý…) phát triển hệ thống bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại phục vụ nhu cầu của nhân dân. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị sản xuất kinh doanh và phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại phù hợp với nền kinh tế số và hậu Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết trong nước, trên địa bàn thành phố.

Đồng thời triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn thành phố năm 2020, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch thế mạnh của Hà Nội. Gồm: du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, tuần lễ, hội chợ thu hút người dân, khách du lịch tới Hà Nội.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tối đa nguồn cung các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến… cho thành phố gắn với tiếp tục phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code nhằm minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn thực phẩm và phát triển Chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ nông sản an toàn.

Ngoài ra, triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 bằng cách tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền tại các tuyến phố đi bộ. Xây dựng thí điểm các điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các làng nghề du lịch truyền thống nhằm kích cầu du lịch và mua sắm tiêu dùng.

Thực hiện tốt Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… bảo vệ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; kiểm soát tốt công tác an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa trên địa bàn. Không để xảy ra tình trạng giá các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thịt lợn tăng đột biến về giá.

Triển khai thực hiện Kế hoạch trên, UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm. Sở Công Thương chủ trì xây dựng Chương trình khuyến mại tập trung năm 2020 của Thành phố. Tổ chức các hoạt động khuyến mại kết hợp chuỗi sự kiện triển khai ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 trong tháng 6/2020. Xây dựng Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2020 - 2021.

Triển khai có hiệu quả phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và ứng phó với dịch Covid-19. Tổ chức hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương: Tổ chức đoàn, hội nghị giao thương với các tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Lâm Đồng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh…).

Tham gia một số Hội chợ Công Thương các tỉnh thành, khu vực; Tổ chức các sự kiện: Tuần lễ trái cây, hàng nông sản đặc sản vùng miền; Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong mùa vụ, sản phẩm dư cung... nhằm kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh, tiêu biểu của Hà Nội tại các địa phương và của các địa phương tại Hà Nội.

Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn như: Kết nối cung cầu, Hội chợ, Chương trình khuyến mại, tuần hàng Việt, đưa hàng về nông thôn, các khu công nghiệp, Tổ chức Hội chợ quảng bá giới thiệu các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của Hà Nội và các địa phương, Triển khai các Hội chợ, phiên chợ hàng Việt vào dịp lễ, Tết.

Tổ chức các hoạt động gắn kết sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết chuỗi, đặc biệt là chuỗi giá trị nông sản. Triển khai thí điểm một số điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai), xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền tại các tuyến phố đi bộ. Tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử, Kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh doanh thương mại, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn, đôn đốc giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm.

Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại, phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như thương mại điện tử, sàn giao dịch hàng hóa, nhượng quyền kinh doanh…

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 21 tỉnh thành phía Bắc phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn. Đến cuối năm 2020 sẽ có 100% chuỗi liên kết sản phẩm tiêu thụ nông sản an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR code; tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30% đến 50%.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ngành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá. Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng giá các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thịt lợn tăng đột biến về giá.

Cuối cùng, Sở Du lịch kết hợp với các biện pháp phục hồi du lịch với nhiệm vụ phòng, chống dịch; xây dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội, gồm du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại được tổ chức trên địa bàn thành phố khi dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam.

Phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút khách du lịch tới Hà Nội như: Các sự kiện trong năm Chủ tịch ASEAN; Lễ hội văn hóa dân gian đương đại tại khu vực không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm; Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội và các tỉnh thành đại diện 3 miền Bắc - Trung - Nam và quốc tế; Liên hoan du lịch làng nghề - phố nghề Hà Nội 2020.

Liên kết hợp tác với các địa phương, các hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu trọng tâm để đẩy mạnh thu hút thị trường khách du lịch nội địa; giúp doanh nghiệp dịch vụ du lịch thuận lợi khai thác thị trường, khôi phục nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ánh Dương (T/H)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load