Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 06:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Hà Nội: Kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai đối với mô hình du lịch nghỉ dưỡng farmstay

21:21 | 09/11/2020

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc kiểm tra, rà soát các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.

ha noi kiem tra xu ly vi pham dat dai doi voi mo hinh du lich nghi duong farmstay
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo đó, UBND Thành phố nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị kiểm tra, rà soát các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.

Về việc này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã…

UBND Thành phố cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đối với mô hình kinh doanh trên; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng đến chính quyền cơ sở và người dân để tránh xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong việc đầu tư, xây dựng, sử dụng đất để thực hiện mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của mô hình farmstay. Thông tin phản ánh từ báo chí cho biết, farmstay là mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng. Hiện nay, mô hình này đang nở rộ với nhiều hình thức mới nhưng vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Trong khi đó, phần lớn các dự án farmstay có nguồn gốc đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí là đất lấn chiếm. Do đó, cần sớm nghiên cứu để ban hành chính sách, điều chỉnh hoạt động, tránh các biến tướng tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh.

Từ phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, có giải pháp quản lý phù hợp.

Liên quan đến vấn đề này, ghi nhận từ khoảng giữa năm 2019, mô hình farmstay đã xuất hiện tại Hà Nội dưới hình thức bán đất trang trại nghỉ dưỡng, có nghĩa là một sản phẩm lai kết hợp giữa hai từ farm (nông trại) và homestay (khu lưu trú địa phương). Đây là mô hình đầu tư được các chủ đầu tư giới thiệu giúp sinh lợi từ việc khách hàng sở hữu nông trại và kinh doanh homestay.

Tùy vào mức độ đầu tư, khách hàng sẽ hưởng lợi ích từ mô hình trồng rau sạch có chuyển giao công nghệ hiện đại, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và chủ đầu tư với nông trại đó với một mức cam kết lợi nhuận nhất định mỗi năm.

Trước đó, theo phản ánh của báo chí, tại các địa phương du lịch như Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, chủ đầu tư đưa ra cam kết cho khách mua mức lợi nhuận 50 triệu đồng mỗi năm.

Một số khu vực khác như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh,.. cũng xuất hiện các dự án farmstay với lợi nhuận cam kết 15 - 20% mỗi năm.

Tại Hồ Tràm, Bình Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án farmstay G7 rộng 200ha bán mỗi nền đất hơn 1.000m2 với giá 1,5 - 1,7 triệu đồng/m2, người mua có thể xây nhà homestay và làm vườn. Khách mua được hưởng lợi nhuận lên đến 50 triệu đồng/năm từ chương trình đầu tư homestay phục vụ nghỉ dưỡng sinh thái, đồng thời thu lợi mỗi tháng từ nông sản trồng trên dự án.

Tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, dự án Lâm Đồng farmstay (tên gọi khác là Viking Farmstay) có diện tích 280ha được rao bán đất trang trại với giá 370 triệu đồng cho 5.050m2. Thông tin giới thiệu quảng cáo đưa ra các quyền lợi và cam kết như: khách hàng có quyền sở hữu và chuyển nhượng cho bên thứ 3, dự án có giấy chứng nhận 50 năm, ký hợp đồng hợp tác đầu tư giao đất 40 năm, hết 40 năm gia hạn lại và tái sử dụng theo dự án…

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load