Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 05:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”

18:22 | 08/06/2023

(Xây dựng) – Đã nhiều năm kể từ khi dự án giãn dân phố cổ được hoàn thiện, tuy nhiên cho đến nay, 5 khối nhà trên tuyến đường Lý Sơn (Thượng Thanh, Long Biên) vẫn “nằm im bất động”, rơi vào cảnh hoang phế, xuống cấp, không được sử dụng.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Khu nhà giãn dân phố cổ trên đường Lý Sơn, kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 (cầu Chui) với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù.

Chia sẻ về nguyên do khiến những đề án giãn dân phố cổ rơi vào bế tắc, ông Đào Ngọc Nghiêm – nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội cho biết: Giãn dân phố cổ đã được Thành phố Hà Nội đề cập đến từ những năm 1995 và định hướng báo tồn khu phố cổ đã được thành phố chú trọng nghiên cứu. Trước đó, đã có nhiều đoàn chuyên gia từ nước ngoài đến và nghiên cứu, khuyến cáo để bảo tồn khu phố cổ thì buộc phải có những đề án giãn dân đi các khu vực khác. Tại phố cổ, có những gia đình cả chục người sinh sống trong diện tích vỏn vẹn có 20m2, do đó đề án giãn dân sẽ thực hiện 2 mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời bảo tồn nguyên trạng kiến trúc của khu phố cổ.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Dự án gồm 5 block nhà nối nhau liên tục N015 (A, B,C, D, E) trên quỹ đất khoảng 30ha, mỗi tòa 8 - 9 tầng, tổng hơn 80 căn hộ.

Cụ thể, ngay từ năm 1998, UBND Thành phố Hà Nội đã đặt ra chủ trương di dân phố cổ với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Đến tháng 1/2013, đề án giãn dân phố cổ mới chính thức được phê duyệt. Theo đề án này, mật độ dân cư phố cổ sẽ được giảm từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Khu vực phố cổ nằm tại quận Hoàn Kiếm sẽ phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Nơi tập kết rác thải, vật liệu xây dựng gây ô nhiễm.

Đề án giãn dân phố cổ được thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ quý IV/2013 và hoàn thành vào quý IV/2016 sẽ thực hiện di dời khoảng 1.153 hộ dân. Để thực hiện kế hoạch này năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận cho quận Hoàn Kiếm triển khai xây dựng khu đô thị giãn dân phố cổ tại phường Việt Hưng, quận Long Biên.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Các block nhà trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

Giai đoạn 2 dự kiến sẽ bố trí khoảng 30ha để di dời 5.020 hộ dân sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc. Việc thực hiện đề án giãn dân phố cổ dự kiến kết thúc vào năm 2020.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Hệ thống mái che trước sảnh và đường dẫn xuống hầm tòa nhà bị vỡ kính, thủng nhiều chỗ.

Đến năm 2019, Hà Nội đã giao quận Hoàn Kiếm phối hợp với các bên liên quan lựa chọn nhà đầu tư, hoàn thiện thủ tục để triển khai dự án xây dựng nhà ở giãn dân phố cổ, dự kiến thực hiện trong quý IV/2019. Theo đó, UBND quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ đã rà soát, phân loại các trường hợp giãn dân nhằm lấy cơ sở xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, bồi thường với các trường hợp nằm trong diện giải phóng mặt bằng bắt buộc. Các phường được rà soát là: Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông và Lý Thái Tổ.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Vắng bóng người ở, dãy nhà hoang vắng, lạnh lẽo như bỏ hoang.

Tuy nhiên, đến nay, đề án giãn dân phố cổ đã không thể về đích đúng thời hạn. Những hộ dân nằm trong diện di dời, giãn dân phố cổ vẫn cố bám trụ trong những căn nhà chật hẹp. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số lần thứ 5 cho thấy, khu vực quận Hoàn Kiếm (bao gồm toàn bộ khu phố cổ), mật độ dân số đạt 39.830 người/km2, gấp 137,3 lần mật độ dân số toàn quốc.

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Công trình mọc rêu xanh, xuống cấp theo năm tháng.
Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người”
Sau thời gian dài chưa có người dân đến ở nên khu nhà bắt đầu xuất hiện tình trạng xuống cấp.

Nguyên Kiến trúc sư trường Thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh: Đây là công cuộc đã có nghiên cứu chúng ta đã lập các khu tái định cư nhưng do chủ quan, khách quan người dân lại không di dời đi cho nên đến nay, phải nói là hơn 20 năm qua, chúng ta vẫn thấy đây là tồn tại lớn nhất để bảo tồn khu phố cổ. Câu hỏi đặt ra là cần có một mô hình giãn dân phù hợp, không chỉ xây dựng cho dân một chỗ để ở, mà còn phải kinh doanh được, tạo ra việc làm… đồng thời đáp ứng đủ các hạ tầng cần thiết như trường học, chợ, siêu thị… đầy đủ để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu nguồn lực thực hiện và một cơ chế chính sách “quyết liệt” đến từ chính quyền.

Diệu Anh – Nam Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

    (Xây dựng) - Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) bị mất sổ đất canh tác nông nghiệp vào khoảng năm 2012. Đến năm 2019, gia đình bà lên xã để trình báo thì cán bộ địa chính xã yêu cầu photo 1 số giấy tờ và đơn trình báo mất sổ, đơn xin cấp lại Giấy (sổ) chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác nông nghiệp.

    15:40 | 21/09/2024
  • HUD phát huy trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động tại dự án nhà ở xã hội An Sinh

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng tại dự án Khu nhà ở xã hội An Sinh, thuộc Khu đô thị Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, khẳng định cam kết của doanh nghiệp không chỉ trong xây dựng mà còn trong các hoạt động vì cộng đồng.

    19:46 | 20/09/2024
  • Thanh Hóa: Tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội vẫn chậm

    (Xây dựng) - Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm tại cuộc họp đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này cho thấy, việc triển khai thực hiện các dự án là chậm so với yêu cầu.

    19:00 | 20/09/2024
  • Bài 3: Đầu tư phát triển bất động sản xanh

    (Xây dựng) - Không chỉ là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) hàng đầu Việt Nam, Tổng Công ty Viglacera - CTCP còn là nhà đầu tư bất động sản uy tín. Đến nay, Viglacera đã đầu tư và đưa vào vận hành 15 khu công nghiệp trong và ngoài nước; 18 dự án khu đô thị nhà ở; 1 khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao. Ở cả 3 lĩnh vực bất động sản công nghiệp, đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, Viglacera đều đã và đang phát triển các dự án xanh.

    18:02 | 20/09/2024
  • Bài 2: Giải pháp “xanh” cho nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Trong những năm qua, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) không ngừng tăng cao và được coi là phân khúc chính của thị trường bất động sản. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn còn tồn tại quan niệm NƠXH là nhà ở giá rẻ nên hầu như một số tiêu chí tiện nghi chưa được quan tâm, trong đó có tiêu chí "xanh", tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như vì lợi ích lâu dài của người dân, việc đưa ra các giải pháp “xanh” cho các dự án NƠXH, thu nhập thấp là vô cùng cần thiết.

    15:02 | 20/09/2024
  • Bến Cát (Bình Dương): Xử lý triệt để các khu – điểm nhà ở tự phát trên địa bàn

    (Xây dựng) – “UBND thành phố Bến Cát chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng thuận trong việc khắc phục các khu – điểm nhà ở tự phát. Trong quá trình rà soát, làm việc nếu chủ đầu tư không phối hợp và có dấu hiệu lừa đảo, thu lợi bất chính từ việc phân lô bán nền sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật…” - Đó là chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Bến Cát tại cuộc họp công tác khắc phục, hoàn thiện các khu – điểm nhà ở tự phát trên địa bàn được tổ chức mới đây.

    14:39 | 20/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Siêu dự án One Central HCM lại “đắp chiếu”

    (Xây dựng) - Sau nhiều lần thay tên, đổi chủ, dự án One Central HCM sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) lại tiếp tục “đắp chiếu” khiến người dân vô cùng xót xa.

    14:14 | 20/09/2024
  • Bài 1: Phát triển NƠXH “xanh”: Xu hướng tất yếu

    (Xây dựng) – Hiện nay, các đô thị Việt Nam đang phát triển theo xu hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, đô thị xanh, đô thị thông minh. Cùng với các công trình nhà ở cao cấp, các dự án NƠXH cũng đang được xây dựng theo xu hướng xanh với các tiêu chuẩn/tiêu chí “xanh” cho công trình, bao gồm đầy đủ tiện ích về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiết kiệm điện năng, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, qua đó giúp giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng đời sống người dân...

    13:19 | 20/09/2024
  • Thái Nguyên: Công bố công khai thông tin nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu dân cư Đại Thắng

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thái Nguyên vừa công bố công khai thông tin nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu dân cư Đại Thắng, thành phố Phổ Yên.

    11:18 | 20/09/2024
  • Chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ quy hoạch nào?

    (Xây dựng) – Ông Nguyễn Tài (Sóc Trăng) mua được 500m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đều thể hiện đất ở đô thị, tuy nhiên quy hoạch xây dựng của thị trấn nơi có đất lại quy hoạch đất công viên. Vậy, ông Tài xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị được không?

    09:04 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load