Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 03:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Giải quyết những bất cập trong quản lý, điều tiết giá

09:10 | 06/12/2023

(Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá.

Giải quyết những bất cập trong quản lý, điều tiết giá
Luật Giá sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 (ảnh minh họa).

Bộ Tài chính cho biết, Luật Giá số 16/2023/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2023 với nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý, điều tiết giá và việc tổ chức triển khai của các Bộ, ngành, địa phương. Tại Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung để đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện, cụ thể gồm: Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức thực hiện bình ổn giá. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Chính phủ quy định chi tiết về Tổ chức hiệp thương giá; Kê khai giá; Xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu về giá.

Ngoài ra, Luật Giá giao Chính phủ quy định theo thẩm quyền về giá tham chiếu; việc công bố, sử dụng giá tham chiếu và quy định việc triển khai phối hợp trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường của các Bộ, ngành.

Để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật được giao nêu trên thì việc ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá khi Luật Giá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Việc xây dựng Nghị định cũng nhằm góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn và bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức của các cơ quan thực hiện quản lý, điều tiết giá, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá của các cơ quan Trung ương và địa phương.

Quy định về bình ổn giá

Dự thảo Nghị định đã cụ thể hóa các nội dung được giao tại Luật bao gồm các nhóm nội dung chính sau:

Tại Điều 3 dự thảo Nghị định đã quy định về trình tự, thủ tục, các thành phần hồ sơ, tài liệu cần thiết để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện khi cần bổ sung vào hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Qua đó, đảm bảo sự minh bạch, tạo thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện, nhất là trong các bối cảnh cần đảm bảo tính kịp thời khi thực hiện bình ổn giá.

Về tổ chức triển khai bình ổn giá, trên cơ sở các nội dung quy định tại Luật, tại Điều 4 dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể hơn về: Các nội dung công việc cần các Bộ, ngành, địa phương triển khai, đánh giá khi có hiện tượng biến động bất thường về giá, trong đó tập trung các nội dung đánh giá về biến động thị trường, nhận định sơ bộ về nguyên nhân tăng, giảm giá cũng như đánh giá các tác động đến thị trường. Đây là những nội dung quan trọng để Bộ Tài chính có cơ sở tổng hợp, trình Chính phủ quyết định chủ trương bình ổn giá và phân công việc tổ chức thực hiện cho các Bộ, ngành, địa phương.

Về định giá

Tại Điều 7 dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục để các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Trong đó đã quy định rõ các nội dung công việc mà các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh cần triển khai khi có nhu cầu điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Nhất là việc tổ chức triển khai các hoạt động tổng kết, đánh giá thi hành, đánh giá tác động của việc thay đổi cơ chế quản lý đối với hàng hóa, dịch vụ cần được thực hiện ngay từ khâu đề nghị của các Bộ, ngành, gắn với nội dung quản lý ngành, lĩnh vực. Qua đó tạo thuận lợi cho Bộ Tài chính trong việc là đầu mối chủ trì xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 đã quy định rõ các nguyên tắc trong việc triển khai các bước để định giá hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: Lập phương án giá, thẩm định phương án giá và ban hành văn bản định giá. Tại các Điều đã quy định chi tiết về các thành phần hồ sơ, tài liệu, thời gian quy định để thực hiện từng bước đảm bảo minh bạch, thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện.

Trình tự, thủ tục định giá đã được đảm bảo quy định đầy đủ, theo đúng quy định của Luật và khắc phục được những hạn chế hiện nay trong việc không thống nhất về quy trình định giá hàng hóa, dịch vụ.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load