Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 13:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Giải quyết lệch pha cung cầu là bước đầu khơi thông dòng tài chính vào lĩnh vực bất động sản

22:21 | 12/12/2023

(Xây dựng) - Về nguyên nhân của sự lệch pha cung cầu trong thị trường bất động sản hiện nay, 70% vướng mắc là ở pháp lý, chỉ có tháo gỡ về mặt pháp lý thì thị trường bất động sản mới được khơi thông.

Giải quyết lệch pha cung cầu là bước đầu khơi thông dòng tài chính vào lĩnh vực bất động sản
FDI đang tạo nguồn lực lớn cho thị trường Bất động sản phát triển.

Đây là một trong những nhận định của, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP. Invest tại tọa đàm “Nhận diện dòng chảy tài chính trên thị trường bất động sản” và ra mắt đặc san “Khơi dòng tài chính bất động sản” do Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức vào sáng 12/12/2023 tại Hà Nội.

FDI tạo nguồn lực lớn cho thị trường BĐS phát triển

Dưới góc nhìn của người có nhiều năm gắn bó với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, TS. Ngô Công Thành - Viện nghiên cứu ISC, nguyên Vụ phó Vụ Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ra đời, lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút được hơn 37.500 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 460 tỷ USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có tổng vốn đầu tư đạt 69 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút đầu tư, sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.

TS. Ngô Công Thành chia sẻ quá trình thu hút vốn nước ngoài ban đầu dù khó khăn nhưng đến nay nhìn lại, có thể thấy được dòng vốn ngoại đã mang lại rất nhiều lợi ích, động lực về thu hút dòng tiền đồng thời kéo theo nhiều sự đổi mới và thay đổi hàng loạt Luật.

Thứ nhất, việc thu hút dòng tiền FDI đã tạo ra nguồn lực lớn cho sự phát triển thị trường bất động sản Việt Nam. Ví dụ khu chế xuất Tân Thuận đầu tiên của Việt Nam vào năm 1991. Đến năm 1994, khi nghị quyết mới ra đời đã tạo ra các khu đô thị như Phú Mỹ Hưng, khu đô thị kiểu mẫu Nam Thăng Long (Ciputra Hà Nội). Thứ hai, tạo ra phong cách mới về phát triển khu đô thị và những tòa khách sạn mới. Thứ ba, tạo ra sức cạnh tranh giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, điển hình là người dân có những căn hộ đáng sống.

Giải quyết lệch pha cung cầu là bước đầu khơi thông dòng tài chính vào lĩnh vực bất động sản
TS. Ngô Công Thành chia sẻ tại tọa đàm.

TS. Ngô Công Thành cho biết trước năm 2007, việc thu hút vốn FDI vào bất động sản được phân ngành thành 3 phân khúc gồm: Kinh doanh văn phòng và khu đô thị; hạ tầng khu công nghiệp; kinh doanh khách sạn du lịch. Qua nghiên cứu, TS. Ngô Công Thành nhìn nhận đến nay, dòng tiền nước ngoài chỉ mới chảy vào hạ tầng khu công nghiệp, khách sạn lưu trú, còn các khu đô thị chưa thu hút được nhiều dòng tiền từ nước ngoài, thậm chí có thể còn lỗ.

Do vậy, để khơi thông được dòng tài chính vào lĩnh vực bất động sản sắp tới, TS. Ngô Công Thành kiến nghị cần huy động được các nguồn lực, trong đó cần chú trọng đến vấn đề tính giá đất.

Tại tọa đàm, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho biết để khơi thông tài chính bất động sản, nên tập trung toàn bộ nguồn lực tài chính vào làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Đây là thị trường có dòng tiền rất tốt, nhu cầu rất cao nhưng hiện tại chúng ta chưa làm được.

TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh cuộc khủng hoảng bất động sản hiện nay là thiếu cung dư cầu, cơ quan quản lý không tạo ra môi trường cân bằng. Chuyên gia tái khẳng định quan điểm cần tập trung toàn bộ nguồn lực (pháp lý, hành chính, ngân hàng, ngân sách) để giải quyết nhà ở xã hội, từ đó hạ giá mặt bằng giá của toàn bộ thị trường, qua đó mới tái cấu trúc được hệ thống này.

Giải quyết lệch pha cung - cầu là quan trọng nhất lúc này

Nhấn mạnh quan điểm bất động sản liên quan đến 30 ngành nghề khác nhau, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP. Invest, cho rằng vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết ở thời điểm hiện tại là tình trạng lệch pha cung - cầu của thị trường.

“Giá bán của các dự án bất động sản vẫn đang tăng lên hàng ngày. Chẳng hạn tại dự án The Nine (Mai Dịch, Cầu Giấy) trong quý II/2022 được rao bán với giá từ khoảng 45 - 60,4 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trong quý III/2023 đã tăng lên 58,8 - 69,2 triệu đồng/m2. Giá bán căn hộ tại dự án này đã tăng 17,2% trong vòng 1 năm qua. Điều này cho thấy, với phân khúc ở thực, nhu cầu thực rất cao nhưng nguồn cung lại khan hiếm”, ông Nguyễn Quốc Hiệp nói.

Về nguyên nhân của sự lệch pha cung cầu này, Chủ tịch GP. Invest cho rằng vấn đề nằm ở những ách tắc trong pháp lý.

"70% vướng mắc là ở pháp lý, đây là vấn đề tôi đã nói rất nhiều lần ở nhiều diễn đàn nhưng hôm nay tôi vẫn phải nhấn mạnh bởi chỉ có tháo gỡ về mặt pháp lý thì thị trường bất động sản mới được khơi thông”, ông Nguyễn Quốc Hiệp nói. Lãnh đạo GP. Invest phản ánh rằng hiện nay cần quá nhiều thủ tục hành chính, điều này ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Giải quyết lệch pha cung cầu là bước đầu khơi thông dòng tài chính vào lĩnh vực bất động sản
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP. Invest

Để khơi dòng tài chính bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cần tiếp tục khôi phục niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp bởi rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đang loay hoay với trái phiếu.

Ngoài ra, Chủ tịch GP. Invest Nguyễn Quốc Hiệp cũng khuyến nghị doanh nghiệp bất động sản cần tận dụng tốt dòng vốn FDI bởi dòng vốn này đang khá rẻ.

Cuối cùng, để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Quốc Hiệp cũng đề xuất các cơ quan liên quan cần sớm có phương án định giá đất cho địa phương áp dụng, đồng thời rút ngắn quy trình để hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp kịp thời hơn.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt được giao như thế nào?

    (Xây dựng) - Khoản 2, Điều 47 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, quy định về giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý.

    08:05 | 22/09/2024
  • Quảng Trị: Phiên đấu giá quyền sử dụng đất thứ 8 vượt giá sàn 38%

    (Xây dựng) – Ngày 21/9, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất phiên thứ 8 với giá đấu trúng vượt giá khởi điểm xấp xỉ 38%.

    21:40 | 21/09/2024
  • Kiên Giang: Nhu cầu nguồn vốn phát triển nhà ở năm 2024 gần 10.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Theo Quyết định số 2171/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024, tổng nhu cầu nguồn vốn phát triển nhà ở năm 2024 là 9.873,35 tỷ đồng.

    18:09 | 21/09/2024
  • HoREA: Đề xuất sửa đổi tên Dự thảo Nghị quyết về thí điểm dự án nhà ở thương mại

    (Xây dựng) – Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có Công văn số 124/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số nội dung liên quan đến "Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất" (Dự thảo Nghị quyết) để đảm bảo được tính minh bạch, hiệu quả và tránh lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện dự án.

    18:06 | 21/09/2024
  • Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

    (Xây dựng) - Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) bị mất sổ đất canh tác nông nghiệp vào khoảng năm 2012. Đến năm 2019, gia đình bà lên xã để trình báo thì cán bộ địa chính xã yêu cầu photo 1 số giấy tờ và đơn trình báo mất sổ, đơn xin cấp lại Giấy (sổ) chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác nông nghiệp.

    15:40 | 21/09/2024
  • HUD phát huy trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động tại dự án nhà ở xã hội An Sinh

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng tại dự án Khu nhà ở xã hội An Sinh, thuộc Khu đô thị Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, khẳng định cam kết của doanh nghiệp không chỉ trong xây dựng mà còn trong các hoạt động vì cộng đồng.

    19:46 | 20/09/2024
  • Thanh Hóa: Tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội vẫn chậm

    (Xây dựng) - Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm tại cuộc họp đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này cho thấy, việc triển khai thực hiện các dự án là chậm so với yêu cầu.

    19:00 | 20/09/2024
  • Bài 3: Đầu tư phát triển bất động sản xanh

    (Xây dựng) - Không chỉ là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) hàng đầu Việt Nam, Tổng Công ty Viglacera - CTCP còn là nhà đầu tư bất động sản uy tín. Đến nay, Viglacera đã đầu tư và đưa vào vận hành 15 khu công nghiệp trong và ngoài nước; 18 dự án khu đô thị nhà ở; 1 khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao. Ở cả 3 lĩnh vực bất động sản công nghiệp, đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, Viglacera đều đã và đang phát triển các dự án xanh.

    18:02 | 20/09/2024
  • Bài 2: Giải pháp “xanh” cho nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Trong những năm qua, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) không ngừng tăng cao và được coi là phân khúc chính của thị trường bất động sản. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn còn tồn tại quan niệm NƠXH là nhà ở giá rẻ nên hầu như một số tiêu chí tiện nghi chưa được quan tâm, trong đó có tiêu chí "xanh", tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như vì lợi ích lâu dài của người dân, việc đưa ra các giải pháp “xanh” cho các dự án NƠXH, thu nhập thấp là vô cùng cần thiết.

    15:02 | 20/09/2024
  • Bến Cát (Bình Dương): Xử lý triệt để các khu – điểm nhà ở tự phát trên địa bàn

    (Xây dựng) – “UBND thành phố Bến Cát chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng thuận trong việc khắc phục các khu – điểm nhà ở tự phát. Trong quá trình rà soát, làm việc nếu chủ đầu tư không phối hợp và có dấu hiệu lừa đảo, thu lợi bất chính từ việc phân lô bán nền sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật…” - Đó là chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Bến Cát tại cuộc họp công tác khắc phục, hoàn thiện các khu – điểm nhà ở tự phát trên địa bàn được tổ chức mới đây.

    14:39 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load