Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 13:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Giải pháp tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh

18:30 | 05/04/2023

(Xây dựng) - Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) xanh là xu hướng tất yếu của thế giới và cả Việt Nam. Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng VLXD xanh ở nước ta còn hạn chế, chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải thực hiện một số giải pháp để tăng cường sản xuất và sử dụng VLXD xanh, góp phần giảm phát thải và sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Giải pháp tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh
Việc sản xuất và sử dụng VLXD xanh ở nước ta còn hạn chế (ảnh minh họa).

Sản xuất và sử dụng VLXD xanh còn hạn chế

Theo các chuyên gia, VLXD xanh là các sản phẩm VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng hay còn gọi là những loại VLXD giảm thiểu tác động tiêu cực vào môi trường, phát thải carbon và các chất độc hại thấp; tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông, xây dựng công trình, khai thác công trình và cả khi phá dỡ công trình; khi hết thời hạn sử dụng có thể tái chế, tái sử dụng; khi đã có mặt trong công trình cũng không ảnh hưởng tiêu cực, độc hại vào môi trường sống, sinh hoạt.

Thời gian quan, một số chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và sử dụng VLXD xanh đã được ban hành như: Luật Xây dựng 2014, Điều 110 yêu cầu về sử dụng VLXD, quy định sử dụng VLXD “An toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện với môi trường”. Nghị định số 09/2021/NĐ-CP về quản lý VLXD, Điều 5 đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích phát triển VLXD xanh.

Tiếp đó là Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được phê duyệt tại Quyết định 385/QĐ-BXD, ngày 12/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng có nêu “thúc đẩy sản xuất và sử dụng các sản phẩm VLXD xanh, phát thải carbon thấp là một trong các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030, lĩnh vực đầu tư xây dựng, vận hành nhà ở chung cư giảm ít nhất 25% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2020”…

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất và bao trùm lên tất cả là việc sử dụng các sản phẩm VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp VLXD.

Theo TS.Thái Duy Sâm - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội VLXD Việt Nam, mặc dầu Chính phủ đã ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng cho xây dựng nhà ở, nhưng vẫn chưa toàn diện; việc thực hiện các cơ chế chính sách đã được ban hành vẫn còn những bất cập; nhận thức của các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế, của người sử dụng về loại VLXD này chưa đầy đủ, nên thói quen sử dụng các VLXD truyền thống khó thay đổi.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về VLXD xanh, các hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật chưa được đầy đủ, do đó các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế, người sử dụng chưa có đủ căn cứ để dưa sản phẩm vào công trình.

Ngoài ra, VLXD xanh thường là sản phẩm mới, cao cấp nên giá còn cao hơn so với VLXD thông thường, có thể làm tăng giá thành công trình, trong khi năng lực tài chính cho đầu tư nhà ở có hạn, người sử dụng chưa tính đến hiệu quả tổng thể của công trình. Chưa kể có nơi, có lúc còn đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng chưa cao, dẫn tới gây tâm lý e ngại cho người sử dụng…

Tăng cường giải pháp về chính sách, truyền thông… về VLXD xanh

Trên cơ sở xác định việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng đáp ứng nhu cầu cho xây dựng nói chung và xây dựng nhà ở nói riêng đang là vấn đề cấp thiết, TS.Thái Duy Sâm cho rằng, cần tiếp tục ban hành đầy đủ và rà soát sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD xanh, đặc biệt trong xây dựng nhà ở xã hội (chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất VLXD xanh về đầu tư, tài chính, thuế… góp phần giảm giá thành sản phẩm; chính sách về ưu đãi cho các công trình sử dụng VLXD xanh). Đồng thời, phải có các chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm việc thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách đã ban hành…

Cùng với đó là đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về VLXD xanh, công trình xanh và lợi ích mà chúng mang đến cho chủ đầu tư và người sử dụng nói riêng, toàn xã hội nói chung, để thay đổi thói quen trong việc sử dụng VLXD; các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng VLXD xanh; các doanh nghiệp sản xuất VLXD tiếp tục tìm mọi giải pháp (đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, cải tiến quản trị doanh nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0…) để ổn định và nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm VLXD xanh.

Một số loại VLXD xanh đã được các nước trên thế giới và Việt Nam sản xuất gồm: các cấu kiện nhẹ từ bê tông nhẹ (bê tông keramzit, bê tông cốt liệu polystirol); bê tông tổ ong (bê tông khí, bê tông bọt); các tấm tường bê tông rỗng chế tạo theo công nghệ đùn ép; các loại vật liệu cách nhiệt (bông khoáng, tấm xốp PS, tấm PVC Foam); các loại kính tiết kiệm năng lượng (kính low E, kính Sola Control, kính hộp...); các loại vật liệu xây không nung (gạch bê tông, gạch đất không nung, tấm thạch cao, tấm tường sandwich...); các loại vật liệu lợp (tấm lợp sinh thái onduline, tấm cách nhiệt có túi khí chống nóng, tấm lợp tonmat...); các gạch ốp lát và sứ vệ sinh kháng khuẩn; các loại sơn sinh thái (graphen stone, sơn kháng khuẩn nano...).

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load