Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 17:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được khởi công đồng loạt các gói thầu

20:31 | 28/12/2022

(Xây dựng) - Chiều 28/12, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức họp báo thông tin tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp, vật liệu thi công dự án, giải phóng mặt bằng (GPMB)… đã được lãnh đạo Bộ GTVT và đại diện các đơn vị chuyên môn giải đáp.

Bộ GTVT đưa loạt giải pháp gỡ khó cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025
Đại diện các cơ quan chức năng của Bộ GTVT đã cung cấp thông tin cụ thể về Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết: Việc khởi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 sẽ được tổ chức cùng lúc. Đây là lần đầu tiên Bộ GTVT tổ chức đồng loạt, đó là nhiệm vụ rất khó nhưng mang lại nhiều lợi ích.

Trong đó, bà con nhân dân các địa phương có tuyến cao tốc đi qua đều được tiếp nhận chỉ đạo của Chính phủ, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với các vùng dự án đi qua là như nhau. Cách thức tổ chức này cũng sẽ thống nhất nhận thức, hành động từ Bộ GTVT, địa phương, các Bộ, ngành liên quan, nhà thầu, tư vấn… tạo ra khí thế quyết tâm ngày đầu năm, thực hiện phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ dự án.

Ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã thông tin thêm về tiêu chí lựa chọn nhà thầu: Theo đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban QLDA xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà thầu đúng theo quy định pháp luật. Quy trình lựa chọn nhà thầu cũng theo đúng các bước, đúng trình tự. Bộ GTVT còn chỉ đạo chủ đầu tư, Ban QLDA đăng thầu về dự án trên Báo Đấu thầu, Cổng TTĐT Bộ GTVT, trang điện tử của các Ban QLDA để các nhà thầu nắm bắt thông tin, lựa chọn đối tác đủ khả năng thực hiện dự án. Ban QLDA sẽ dựa vào các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà thầu có năng lực.

Về việc xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà thầu, các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở tuân thủ pháp luật về đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư 08 để các Ban QLDA dựa vào đánh giá. Nghị định 15 của Chính phủ cũng quy định về năng lực nhà thầu.

Công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu đã được lựa chọn cùng với công tác khảo sát thiết kế, dự toán. Đến nay, các Ban QLDA đã phê duyệt kết quả chỉ định thầu, đảm bảo tuân thủ pháp luật, lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của dự án. Về quy trình thủ tục đều tuân thủ theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, để đảm bảo công khai minh bạch công tác lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của dự án, tại các cuộc họp, Bộ GTVT ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đăng tải thông tin nhà thầu công khai rộng rãi để đảm bảo tuân thủ pháp luật và Bộ GTVT cũng nghiêm cấm các hành vi không minh bạch trong lựa chọn nhà thầu.

Quá trình lựa chọn nhà thầu bằng chỉ định thầu đảm bảo quy định, kết quả là Bộ GTVT đã ký hợp đồng của 14 gói thầu, đáp ứng điều kiện khởi công. Để xác định được nhà thầu nào là mạnh hay đủ năng lực, ngoài quy định pháp luật về đấu thầu, căn cứ hướng dẫn Thông tư 08 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị định 15 của Chính phủ, Ban QLDA 6 đã được Bộ GTVT giao xây dựng bộ tiêu chí mẫu, các cơ quan tham mưu của Bộ cũng đã tham gia, thống nhất một số tiêu chí quan trọng. Ví dụ, về yêu cầu năng lực hành nghề thi công xây dựng, khảo sát thiết kế, tất cả các nhà thầu phải là hạng I. Về tiêu chí năng lực tài chính, doanh thu, nguồn lực tài chính, với gói thầu từ 3.000 - 8.000 tỷ đồng, nhà thầu phải có năng lực tài chính tương ứng với quy mô gói thầu.

Đối với tiêu chí kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự trước đây, theo quy định cũ nhà thầu đã từng thi công hợp đồng có giá trị bằng 70% giá trị gói thầu đang xét. Song nếu áp dụng quy định này sẽ khó lựa chọn được nhà thầu phù hợp.

Căn cứ theo Thông tư 08 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, yêu cầu được đưa ra là nhà thầu phải từng thực hiện các hợp đồng dự án có giá trị bằng 50% giá trị gói thầu đang xét. Với tiêu chí này, chỉ có những nhà thầu thi công dự án quy mô lớn mới đáp ứng được.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 gặp rất nhiều khó khăn bởi giá vật liệu tăng cao. Ở giai đoạn 2, việc điều chỉnh giá được thực hiện như thế nào để giải quyết khó khăn cho các nhà thầu?

Ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư xây dựng cho biết: Hiện, các dự án cao tốc đều căn cứ quy định Thông tư 07 của Bộ Xây dựng về điều chỉnh giá hợp đồng, áp dụng điều chỉnh giá cho vật liệu có biến động giá lớn như: sắt, thép, xi măng, nhựa đường, đảm bảo bù đắp biến động giá so với thực tế.

Trước đây, công thức điều chỉnh giá được tính cho cả hợp đồng nay đã chia nhóm và hiện nay nếu càng chia nhỏ công thức càng gắn với thực tế, sẽ giải quyết được biến động giá. Trường hợp biến động giá lớn, xem xét điều chỉnh giá bù trừ trực tiếp theo quy định của pháp luật.

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cũng đã trả lời câu hỏi về việc định hướng gì cho các chủ đầu tư trong việc đảm bảo quyền lợi cho các nhà thầu đẩy nhanh được tiến độ tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. Hiện, dự thảo Nghị định về cơ chế thưởng phạt nhà thầu giao thông đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo. Bộ GTVT cũng mong muốn bên cạnh cơ chế phạt hợp đồng, cần có cơ chế thưởng để khuyến khích, tạo động lực cho nhà thầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Bộ GTVT rất mong Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể để có hành lang pháp lý triển khai đảm bảo quyền lợi cho các nhà thầu giao thông.

Ông Nguyễn Thế Minh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết: Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, khu vực ĐBSCL sẽ có 4 dự án cao tốc được triển khai, gồm: cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, đoạn Hậu Giang - Cà Mau; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh. Tính toán cho thấy, nhu cầu cát đắp cho 4 dự án này khoảng 47 triệu m3.

Cũng theo nghiên cứu, nguồn cát đắp không nằm ở các địa phương có dự án đi qua mà tập trung chủ yếu ở 4 địa phương có nguồn cát cơ bản đáp ứng yêu cầu, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho dự án, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã cho phép nâng công suất các mỏ đang khai thác tối đa 50%, đồng thời, các nhà thầu thi công sẽ được giao mỏ vật liệu trực tiếp.

Tại buổi kiểm tra hiện trường với các tỉnh ĐBSCL mới đây, Thủ tướng Chính phủ xác định, 4 dự án cao tốc trên đều là các dự án quan trọng quốc gia, việc cấp cát không chỉ là trách nhiệm của địa phương có dự án đi qua mà là trách nhiệm chung của các tỉnh.

Ngày 14/12/2022, Bộ GTVT cũng đã phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm việc với các địa phương khu vực ĐBSCL có nguồn cát, đề nghị các địa phương có nguồn cát sông triển khai thủ tục giao mỏ mới, đăng ký khối lượng vật liệu cấp cho từng dự án theo nguyên tắc dự án nào triển khai trước sẽ được cấp trước. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ báo cáo Thủ tướng yêu cầu các địa phương phân bổ nguồn cát cho các dự án.

Song song với nguồn cát sông, Bộ GTVT đã chủ động chỉ đạo các đơn vị tham mưu, Ban QLDA Mỹ Thuận nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường. Theo đánh giá ban đầu của đơn vị tư vấn, nguồn cát biển tại khu vực ĐBSCL cơ bản đáp ứng nhu cầu về thành phần hạt đắp nền đường. Cơ quan chuyên môn đang tiếp tục đánh giá ảnh hưởng nhiễm mặn đối với môi trường xung quanh.

Bộ GTVT đã giao Ban QLDA triển khai thí điểm cát biển làm vật liệu đắp nền đường đối với một đoạn tuyến thuộc dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau. Sau khi quan trắc đánh giá, nếu đáp ứng yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai thủ tục cấp mỏ cho các đơn vị khai thác.

Căn cứ tình hình thực tế, nếu thuận lợi, cuối năm 2023, cơ quan chuyên môn mới đánh giá được kết quả nghiên cứu cát biển. Thời gian trước mắt, mục tiêu của Chính phủ và Bộ GTVT là sử dụng nguồn cát sông từ 4 địa phương có nguồn cát dồi dào để đảm bảo tiến độ dự án.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load