Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 12:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đà Nẵng đón sóng kép, cú hích cho ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng đột phá

19:08 | 29/12/2022

(Xây dựng) - Đi qua năm 2022 nhiều khởi sắc, Đà Nẵng đã cho thấy đây là một địa phương có nội lực và đầy triển vọng. Trước những động thái mới của thành phố, nhà đầu tư có tầm nhìn hoàn toàn có thể tìm kiếm nhiều cơ hội đi trước đón đầu trong năm 2023.

Đà Nẵng đón sóng kép, cú hích cho ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng đột phá
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng).

Sức nóng từ sóng hạ tầng

Phát triển mạnh mẽ và đầy cá tính trong suốt hành trình hơn 20 năm qua, Đà Nẵng từ một làng chài nhỏ bé bên sông Hàn, đã bừng tỉnh, vươn mình, trở thành một trong những thành phố đáng sống nhất trên thế giới. Đà Nẵng của ngày hôm nay không đơn thuần là địa phương có cảnh quan đẹp được thiên nhiên ưu ái mà còn sở hữu hệ thống kinh tế - xã hội bền vững với những tiềm lực và sức mạnh to lớn.

Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị, định hướng Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước và Đông Nam Á; trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin…

Đứng trước vận hội cho một cú xoay chuyển lớn, Đà Nẵng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế. Trong năm 2022, hàng loạt dự án công trình trọng điểm được đề xuất nâng cấp và xây dựng mới. Nổi bật phải kể đến đề án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu trong giai đoạn 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư 3.426 tỷ đồng. Được biết sau khi dự án hình thành, cảng Liên Chiểu đủ khả năng đón 3,5–5 triệu tấn hàng/năm, tiếp nhận tàu có tải trọng đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở 6.000-8.000 TEU. Nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành đầu mối giao thông lớn, điểm đến của các hãng tàu quốc tế, thiết lập các tuyến biển đi và đến châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi.

Về đường hàng không, sân bay quốc tế Đà Nẵng đến nay vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tính đến tháng 12/2022, sân bay này đã mở 8 đường bay nội địa và 12 đường bay quốc tế. UBND thành phố Đà Nẵng đề xuất quy hoạch điều chỉnh sân bay quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 với tổng vốn đầu tư gần 31 ngàn tỷ đồng, nâng công suất phục vụ lên 25-30 triệu hành khách/năm.

Bức tranh hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn khi Đà Nẵng cũng đã và đang cải tạo, xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch để đồng bộ về hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng. Dự án góp phần hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thành phố Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đà Nẵng đón sóng kép, cú hích cho ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng đột phá
Đà Nẵng đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực Công nghệ cao, công nghệ thông tin.

Khát vọng “vũ bão” về một thành phố thông minh

Song song với kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng và đang tiến những bước vững chắc đưa ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin trở thành trụ cột phát triển kinh tế. Cho đến nay, thành phố đã thu hút 513 dự án, trong đó có 383 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 29.330 tỷ đồng, và 130 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD.

Trong đó, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là dự án đặc biệt và duy nhất tại miền Trung đã được đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh trên quỹ đất rộng đến 1.128,4ha, có 26 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên đến 5.985 tỷ VND đồng và 607,6 triệu USD.

Xu hướng đầu tư vẫn đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều dự án triệu đô, có thể kể đến như Dự án Tokyo Keiki Precision Technology trị giá 40 triệu USD; dự án Niwa Foundry Việt Nam (Nhật Bản) trị giá 30 triệu USD, Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Hoa Kỳ) trị giá 170 triệu USD, hay Nhà máy sản xuất máy in 3D của Công ty Arevo Inc có tổng vốn đầu tư 135 triệu USD…

Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, bên cạnh việc triển khai khu Data Center theo tiêu chuẩn Tier 3 Plus do Tập đoàn Infracrowd Capital cam kết đầu tư với tổng mức khoảng 100 triệu USD, Đà Nẵng cũng đang xúc tiến nhanh các dự án lớn về công nghệ thông tin như dự án Không gian sáng tạo, Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng Bay, Trung tâm phần mềm và công nghệ cao Viettel Đà Nẵng.

Những thành tựu và đột phá trong sự phát triển ngành công nghệ cao và công nghệ thông tin thời gian vừa qua đã góp phần khẳng định thương hiệu, đưa Đà Nẵng lần thứ 3 được vinh danh là thành phố Thông minh xuất sắc Việt Nam (năm 2022). Đây là đòn bẩy quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố.

Cùng với sự nỗ lực trong việc gìn giữ, tôn tạo đô thị và thiên nhiên tươi đẹp, phát triển văn hóa, giáo dục con người, Đà Nẵng đang ngày một chứng minh là điểm đến hấp dẫn, là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Thành phố đáng sống này nghiễm nhiên cũng trở thành điểm đến lý tưởng để những chuyên gia, nhà đầu tư, học sinh sinh viên, người lao động chất lượng cao… trên khắp thế giới đến sinh sống, du lịch, học hành và nghỉ dưỡng.

Các chính sách hoàn thiện hạ tầng và đầu tư các lĩnh vực công nghệ thời gian qua cho thấy khát vọng lớn của Đà Nẵng trong việc quy hoạch cảnh quan, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, kích thích tăng trưởng kinh tế. Thành phố đang bước vào thời kỳ phát triển vượt bậc chưa từng có, mở ra cơ hội phát triển vô tận cho các ngành dịch vụ như du lịch, lữ hành, ẩm thực, cho thuê căn hộ hay khách sạn chất lượng cao trong tương lai.

Minh Lê

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load