Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 17/10/2024 00:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Công trình ngầm đô thị: Quy hoạch, quản lý và công nghệ xây dựng

15:37 | 14/03/2022

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của Tọa đàm trực tuyến do Tạp chí Xây dựng - tạp chí khoa học chuyên ngành của Bộ Xây dựng phối hợp với Tập đoàn Vingroup, Công ty Bachy Soletanche Việt Nam và Công ty cổ phần FECON tổ chức vừa qua.

cong trinh ngam do thi quy hoach quan ly va cong nghe xay dung
Tọa đàm trực tuyến “Công trình ngầm đô thị: Quy hoạch, quản lý và công nghệ xây dựng”.

Còn nhiều thách thức

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Nguyễn Thái Bình - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng cho biết, đa phần các quốc gia phát triển trên thế giới đều hướng sự quan tâm và ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình có sử dụng không gian ngầm. Còn tại Việt Nam, ở các đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác, việc sử dụng không gian ngầm và xây dựng công trình ngầm đang dần hiện hữu, góp phần quan trọng trong xây dựng phát triển của đất nước. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác không gian ngầm trong các đô thị cũng đặt ra không ít thách thức cần được chính quyền mỗi thành phố cân nhắc, lựa chọn trong công tác quy hoạch, quản lý, công nghệ thi công xây dựng các công trình ngầm dưới lòng đất…

Đề cập tới một số vấn đề liên quan đến quản lý không gian ngầm và xây dựng công trình ngầm đô thị ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, đô thị Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng (tính đến năm 2021 có 870 đô thị). Sự phát triển này gây áp lực lên cơ sở hạ tầng đô thị. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... quỹ đất xây dựng đô thị gần như cạn kiệt, không gian công cộng, không gian xanh ngày càng bị thu hẹp. Đứng trước vấn đề này, xu hướng mới ở Việt Nam và không mới đối với thế giới là tận dụng, khai thác và quản lý phát triển không gian theo chiều sâu của đô thị…

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang bùng nổ về xây dựng công trình ngầm, sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm trước hết phải kể đến các công trình giao thông ngầm: Tuyến tàu điện ngầm, ga tàu điện ngầm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; hầm đường bộ (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng); hầm vượt sông (Thành phố Hồ Chí Minh); hầm cho người đi bộ (Hà Nội); bãi đỗ xe ngầm. Các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm như hạ ngầm các đường dây, cáp trong các cống cáp, hào, tuy nen kỹ thuật. Xây dựng đường cống thoát nước có đường kính trên 3.000mm dưới đường phố hay vượt qua các sông lớn như ở Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng các trung tâm công cộng, thương mại dịch vụ… dười lòng đất tại các khu chung cư cao tầng (TimeCity, RoyalCity…).

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, việc tổ chức không gian ngầm cũng đặt ra không ít khó khăn, vướng mắc khi nhiều vấn đề liên quan hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ, chưa có quy định cụ thể. Không gian trên mặt đất và không gian ngầm được thống nhất và đồng bộ như thế nào bắt đầu từ bước quy hoạch; sử dụng đất đến độ sâu bao nhiêu và sâu vào lòng đất tối đa là bao nhiêu chưa được quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, quan hệ giữa người sử dụng đất trên mặt đất và dưới mặt đất được quy định như thế nào; vấn đề về sở hữu công trình ngầm, sở hữu không gian ngầm; phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn của công trình ngầm đặc biệt các tuyến tàu điện ngầm được xác định, quy định như thế nào… cũng chưa được nêu trong văn bản pháp luật.

Cùng với đó, cần chú ý đến định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá, quy trình kỹ thuật cho các công trình ngầm sử dụng vốn Nhà nước; Chính sách đến bù đối với chủ sở hữu công trình trên mặt đất do ảnh hưởng bởi xây dựng các công trình ngầm; Nghĩa vụ bảo vệ an toàn cho các công trình liền kề; Cơ chế, chính sách huy động khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng công trình ngầm; Năng lực quản lý, tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu…

Cần xây dựng luật về quản lý không gian ngầm

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng đề xuất một số định hướng trong thời gian tới: Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý không gian ngầm (Xây dựng luật về quản lý không gian ngầm; Bổ sung nội dung quy hoạch không gian ngầm trong Luật Quy hoạch đô thị và các hướng dẫn Luật; Sửa đổi, bổ sung làm rõ hơn quản lý sử dụng đất đất dưới lòng đất trong Luật Đất đai; Luật dân sự liên quan đến sở hữu tài sản; Luật đường sắt liên quan đến phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn không thể nói chung chung và phải cụ thể là phạm vi bảo vệ/hành lang là bao nhiêu; Sửa đổi một số Nghị định và thông tư hướng dẫn có liên quan).

Cùng với đó, cần hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật có liên quan đến quy hoạch, thi công xây dựng, bảo trì công trình ngầm; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu công trình ngầm, cơ sở dữ liệu cấu trúc nền địa chất đô thị phục vụ xây dụng công trình ngầm; Xây dựng chiến lược tổng thể quản lý, khai thác sử dụng không gian ngầm; Xây dựng hoặc hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển không gian ngầm; Khuyến khích ứng dụng công nghệ số trong quản lý, vận hành khai thác các công trình ngầm; Tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong thi công xây dựng công trình ngầm ưu tiên công nghệ không đào; Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý Nhà nước, quy hoạch không gian ngầm và xây dựng công trình ngầm; Tổ chức bộ máy thống nhất quản lý không gian ngầm đô thị.

ThS Lưu Nguyên Vũ - Phó phòng Kỹ thuật, Công ty Bachy Soletanche Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ thi công tường vây (Diaphragm Wall) cho nhà ga Bến Thành - Metro Line 1 - HCMC, những yêu cầu, thách thức và giải pháp. Theo đó, dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7km; bao gồm đoạn đi ngầm 2,6km trong lòng đất với 3 nhà ga - Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son; đoạn đi trên cao 17,1km với 11 nhà ga nổi. Đây là tuyến Metro đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến được đưa vào hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố vào năm 2023.

Về mặt địa chất, các tầng hầm khu vực các nhà ga và đoạn đào mở nằm trong phạm vi lớp cát phù sa pha sét, có khả năng chịu lực trung bình, hệ số thấm tương đối cao, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bơm hạ nước ngầm trong giai đoạn thi công đào đất. Phía bên dưới là lớp sét cứng bắt đầu phân bố ở độ sâu 30m đến 45m, khả năng chịu lực khá. Chiều dày lớp đất đảm bảo đủ độ ngàm cho kết cấu tường vây, đáp ứng tốt yêu cầu giữ ổn định thân tường trong các giai đoạn thi công và phục vụ dài hạn của kết cấu. Đây là lớp cách nước hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro thủy lực trong giai đoạn đào mở cũng như giữ ổn định nền đất xung quanh công trình.

cong trinh ngam do thi quy hoach quan ly va cong nghe xay dung
Công ty Bachy Soletanche Việt Nam thực hiện công tác lắp đặt giăng ngăn nước (CWS) cho tường vây.

ThS Lưu Nguyên Vũ - Phó phòng Kỹ thuật, Công ty Bachy Soletanche Việt Nam trao đổi về biện pháp giữ ổn định hố đào nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực lân cận; tường vây sâu, có nhiều độ dày khác nhau; lồng thép phức tạp và có trọng lượng lớn; mối nối lồng thép tại hố đào có chiều dài lớn, gioăng ngăn nước được lắp đặt sâu trong lớp sét đến gần chân tường… Ngoài ra, việc tổ chức thi công khối lượng lớn, vừa đảm bảo tiến độ vừa đảm bảo an toàn cho người lao động cũng là một trong những thách thức đối với nhà thầu. Bài học kinh nghiệm từ dự án này có thể trở thành thực tiễn quý báu cho các kỹ sư địa kỹ thuật, những người đang gặp phải các vấn đề tương tự trong quá trình thiết kế, xây dựng các công trình ngầm cũng như các dự án liên quan khác ở trung tâm các thành phố lớn trong tương lai.

PGS.TS Lê Quang Hanh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần FECON chia sẻ kinh nghiệm về các công nghệ thi công nền đất đã ứng dụng thành công tại Việt nam. Điển hình là phương pháp Jet grouting đường kính lớn (BDJ), phương pháp Jet grouting nghiêng, phương pháp chống thấm chủ động bằng Hóa chất thủy tinh lỏng, công nghệ khoan xử lý nền đất định hướng trước. Các phương pháp này được nhập khẩu từ Nhật Bản có tính ưu việt và tỉ mỉ, có thể áp dụng với nhiều dạng công trình hạn bị chế không gian thi công trong đô thị.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load