Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 16/10/2024 19:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Cao Bằng: Cần có phương án giải quyết các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung kém hiệu quả

18:59 | 16/10/2024

(Xây dựng) - Cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Cao Bằng: Cần có phương án giải quyết các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung kém hiệu quả
Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát thực tế công trình nước sinh hoạt tại xã Hoa Thám (Nguyên Bình).

Giai đoạn 2018 - 2023, việc đầu tư, phát triển hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và duy tu, bảo dưỡng các công trình được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau... Có 224 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần đưa tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh qua các năm đạt kế hoạch đề ra, cụ thể năm 2018 đạt 88%, đến năm 2023 đạt 93,15%, trong đó, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế năm 2019 đạt 10,66%, đến năm 2023 đạt 19,33%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung năm 2019 đạt 7,8%, đến năm 2023 đạt 12,45%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.504 công trình cấp nước tập trung bao gồm cả các công trình đầu tư từ những giai đoạn trước đó 240 công trình.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh có nhiều giải pháp cụ thể cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho khu vực nông thôn. Không ít ý kiến bức xúc của người dân về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường được giải quyết, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch tăng dần qua các năm. Tuy vậy, tính bền vững của các thành quả đạt được chưa cao, chất lượng nước, chất lượng xây dựng các công trình còn nhiều bất cập. Nhiều công trình nước hoạt động kém và không hoạt động gây lãng phí vốn đầu tư.

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh là nguồn vốn. Do thiếu nguồn vốn khiến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hư hỏng, xuống cấp tại các địa phương không được sửa chữa kịp thời nên phải ngừng hoạt động.

Vì vậy, để phát triển lĩnh vực nước sạch nông thôn, phát huy hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn vốn đầu tư, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn cần khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa.

Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh thực hiện các trách nhiệm của UBND tỉnh và chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 43/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; quan tâm bố trí kinh phí (đầu tư công) để triển khai đầu tư mới các công trình nước sạch nông thôn; kinh phí (chi thường xuyên) để thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình đã sử dụng lâu năm, mở các lớp tập huấn cho công chức cấp huyện, cấp xã và cá nhân, doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý, khai thác các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn.

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh sớm có phương án giải quyết đối với 447 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung không hoạt động và hoạt động kém hiệu quả; sớm triển khai Dự án xây dựng các công trình cấp, trữ nước vùng Lục Khu, đã khảo sát từ năm 2021 - 2022 nhưng đến nay chưa được thực hiện; xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn. Qua đó, có cơ sở để tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ về giá nước sạch phù hợp với khả năng cân đối của địa phương để người dân có cơ hội được tiếp cận nước sạch...

Đinh Vũ

Theo

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load