Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 21:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chính sách phát triển kinh tế và du lịch biển Việt Nam: Bài học từ Hải Nam, Trung Quốc

09:16 | 07/09/2023

(Xây dựng) – Từ nhiều chính sách, hoạt động mà Trung Quốc áp dụng để đưa Hải Nam trở thành trung tâm mua sắm và du lịch cao cấp, phát triển hạ tầng, quy hoạch cơ sở lưu trú bài bản và sử dụng bãi biển phục vụ du lịch, ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn CEO cho biết đây là những tham khảo hữu ích cho chính sách kinh tế và du lịch biển của Việt Nam.

Chính sách phát triển kinh tế và du lịch biển Việt Nam: Bài học từ Hải Nam, Trung Quốc
Hải Nam là Đặc khu kinh tế có không gian lớn nhất Trung Quốc.

Hải Nam sử dụng bãi biển cho du lịch như thế nào?

TS.LS. Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn CEO nhận định: Trung Quốc là cường quốc, đất rộng, người đông, phát triển, có lịch sử hoành tráng, phát minh hữu ích, ẩm thực nổi tiếng, nhiều siêu thành phố, siêu di sản, thể chế sáng tạo (một nhà nước, hai chế độ), công nghệ mạnh mẽ...

Trong đó, Hải Nam được mệnh danh là Hawaii của Trung Quốc. Đến nay, cường quốc số 2 thế giới có 7 Đặc khu kinh tế (SEZ) gồm Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải của Quảng Đông, Hạ Môn (Phúc Kiến), Kashgar, Hải Nam và Hùng An (Hà Bắc).

Hầu hết các SEZ của Trung Quốc đều là hình mẫu thành công cho sự phát triển kinh tế, nhất là miền duyên hải. Ngoài ra, Trung Quốc còn thành lập các Khu vực thương mại tự do (FTZ) gồm: Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Phúc Kiến. Hongkong là Đặc khu Hành chính – Kinh tế đặc biệt theo mô hình “một nhà nước hai chế độ”.

Mặc dù Hải Nam là Đặc khu kinh tế có không gian lớn nhất Trung Quốc nhưng theo ông Đoàn Văn Bình, đây cũng được đánh giá là SEZ phát triển chưa tương xứng và cần thay đổi.

Để thúc đẩy tăng trưởng, kể từ 2020 Hải Nam đặt mục tiêu trở thành Hongkong + Florida, nghĩa là tập trung cho thương mại và du lịch, biến Tam Á (Sanya) trở thành trung tâm du lịch và thiên đường mua sắm xa xỉ.

Bắc Kinh ban hành hàng loạt các chính sách thông thoáng, hấp dẫn như miễn thuế cho toàn bộ hàng hóa trên hòn đảo vào năm 2025. Bán lẻ miễn thuế không còn giới hạn trong 12 trung tâm thương mại hiện có của China Duty Free. Mức giá các loại hàng hóa từ mỹ phẩm, rượu và hàng hiệu sẽ rẻ hơn từ 10-40%; đưa ra chính sách thu hút hơn 1 triệu nhân tài như thông qua việc cấp thị thực đến 10 năm và hoặc cư trú vĩnh viễn cho nhân tài từ Hongkong, Macau, Đài Loan hay cho phép lưu học sinh nước ngoài xuất sắc được cấp bằng từ thạc sỹ trở lên trong các trường đại học ở Trung Quốc xin việc làm hoặc lập nghiệp tại Hải Nam mà không yêu cầu kinh nghiệm công tác theo quy định; miễn thị thực du lịch cho công dân 59 nước; xây dựng cảng thương mại tự do trước 2025.

Chính sách phát triển kinh tế và du lịch biển Việt Nam: Bài học từ Hải Nam, Trung Quốc
Hạ tầng Du lịch của Hải Nam (Trung Quốc) rất phát triển.

Hạ tầng của Hải Nam rất phát triển với 2 sân bay quốc tế là Mỹ Lan Hải Khẩu và Phượng Hoàng Tam Á, đường sắt tốc độ cao 250 km/h nối Hải Khẩu với Tam Á, cao tốc, hải cảng quốc tế.

Theo TS.LS. Đoàn Văn Bình, quy hoạch của Hải Nam cũng rất bài bản. Ví dụ, Hải Nam quy hoạch các cơ sở lưu trú 4-5 sao vào 1 khu riêng. Các khách sạn từ 3 sao trở xuống ở một khu khác. Khu vực khách sạn và resort 4-5 sao sử dụng không gian bãi biển gần như riêng tư vì không có dân cư gần đó và phục vụ du khách cao cấp.

Tham khảo hữu ích cho kinh tế và du lịch biển Việt Nam

Từ góc nhìn của Bất động sản và du lịch, quy hoạch sử dụng bãi biển của Hải Nam (Trung Quốc), TS.LS. Đoàn Văn Bình nhận thấy, ở nước ta một số khách sạn và resort được cấp phép trước khi Luật Tài nguyên môi trường biển và Hải đảo có hiệu lực từ 1/7/2016, các công trình này thường được xây dựng sát hoặc trên bãi biển như vài trường hợp ở Đà Nẵng, Nha Trang… Vì thế, có quan điểm cho rằng Việt Nam “dễ dãi” trong việc cấp phép sử dụng “bãi biển riêng” cho các resort và ta nên học các nước đi trước trên thế giới trong việc sử dụng bãi biển.

“Thực tế, trong quá trình hoàn thiện thể chế, pháp luật, chúng ta cũng tham khảo thế giới, nhất là các nước có thể chế tương đồng. Tất cả các bãi biển ở ta hiện đã được luật hóa là bãi biển công. Hầu hết bãi biển trên thế giới cũng là công cộng kể cả ở quốc gia có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Chỉ có điều, các nước cho phép sử dụng bãi biển linh hoạt, bãi công cộng sẽ được quy hoạch tại các khu vực có đông dân cư, khu thưa dân và quy hoạch cao cấp thì sử dụng như bãi riêng”, TS.LS. Đoàn Văn Bình nhận xét.

Sau khi đến khảo sát các hòn đảo và thành phố du lịch nổi tiếng như: Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), Langkawi (Malaysia), Majorca (TBN), Malta, Síp, Monaco, Varadero (Cuba), Dominica, Cancun (Mexico), Goa (Ấn Độ), Ma Rốc, Tunisia, Mo-ri-xơ, Zanziba (Tanzania), Dubai (UAE), Hawaii, Florida…, TS.LS. Đoàn Văn Bình cho biết đều nhận thấy sự tương tự như nhận xét đã đưa ra.

TS.LS. Đoàn Văn Bình cho hay, thường các bãi biển công cộng xây dựng đường cho đi bộ và xe điện rộng 1,5 -3m, được làm sinh thái. Có các dịch vụ như wc, tắm tráng. Cây tắm tráng thường được thiết kế tiết kiệm nước. Cũng có bãi biển tích hợp cả các dịch vụ như nhà hàng, cafe và bán đồ tạp phẩm phục vụ du khách.

Tuy nhiên, TS.LS. Đoàn Văn Bình nhận thấy cũng có bãi biển không có đường này vì họ muốn bãi biển đó tương đối riêng tư. Nếu đến các thành phố biển Cancun của Mexico, Varadero của Cuba, Rio của Brasil, Florida, Hawaii của Mỹ, Dubai của UAE hay Bờ biển vàng (Gold Coast) của Úc… sẽ thấy phát triển khách sạn, resort cao tầng san sát.

“Gần đây, một resort nằm trên bãi biển ở đường Trần Phú, Nha Trang đã được di dời sau khi chính quyền bù cho chủ đầu tư 1 lô đất khác ở Bãi Dài hay Phú Quốc hoàn thành tuyến đường bê tông rộng 6 mét phục vụ cho xe điện và đi bộ dọc theo Bãi Trường dài 20 km là những nỗ lực đáng nghi nhận của chính quyền các địa phương. Việc làm này được ủng hộ rộng rãi trong cộng đồng trong đó có cả các nhà phát triển, các nhà đầu tư”, ông Đoàn Văn Bình cho biết.

Chính sách phát triển kinh tế và du lịch biển Việt Nam: Bài học từ Hải Nam, Trung Quốc
Việt Nam có nhiều lợi thế về du lịch biển khi sở hữu nhiều bãi biển đẹp trên khắp cả nước.

Ông Bình cho biết đã có nhiều dịp đến Trung Quốc để mua cẩu tháp, sang Thẩm Quyến tìm hiểu về đặc khu kinh tế. Trong đó ông Bình vẫn rất ấn tượng với Nhà Việt Nam làm bằng tre ở Expo Thượng Hải 2010… “Lúc sang Quảng Đông khảo sát khả năng mua đồ nội thất cho khách sạn của Tập đoàn. Sang đây mới thực sự hiểu được một phần cụm từ Trung Quốc là công xưởng của thế giới”, ông Bình chia sẻ.

Theo đó, cả thành phố Phật Sơn (Foshan) là thủ phủ nội thất lớn nhất Trung Quốc với 3.000 nhà máy sản xuất, chuyên bán vật liệu, thiết bị xây dựng, đồ nội thất, vật tư phục vụ vận hành khách sạn.

Năm 2017, TS.LS. Đoàn Văn Bình cho biết mới đến Hải Nam. Năm đó, bất động sản ở đây cũng đang nóng. Sau khi khảo sát khu vực quy hoạch khách sạn 4-5 sao với hàng trăm resort nằm sát bãi biển, có đường dẫn vào riêng biệt, ông Bình nhận xét an ninh, an toàn rất tốt, đủ mặt các thương hiệu lớn như Accor, Hilton, Intercon, Marriot. Tại đây, theo ông Bình Bất động sản chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng kinh tế của hòn đảo.

Từ vấn đề trên, TS.LS. Đoàn Văn Bình nhận xét các chính sách về đặc khu, khu thương mại tự do, cởi mở về thị thực, thu hút nhân tài, quy hoạch, mục tiêu phát triển trở thành trung tâm mua sắm và du lịch cao cấp, phát triển hạ tầng, quy hoạch cơ sở lưu trú bài bản hay sử dụng bãi biển phục vụ du lịch là những tham khảo hữu ích cho chính sách kinh tế và du lịch của Việt Nam.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load