Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 09:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định: Văn hóa ẩm thực của người Bana Kriêm

21:49 | 09/10/2023

(Xây dựng) – Từ nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Bana Kriêm huyện Vĩnh Thạnh đã chế biến thành các món ăn ngon hấp dẫn trong bữa cơm gia đình. Thời gian gần đây, những món ăn dân giã này trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng cao đã thu hút khách du lịch tìm về thưởng thức.

Bình Định: Văn hóa ẩm thực của người Bana Kriêm
Độc đáo ẩm thực của người Bana Kriêm.

Ẩm thực đặc trưng vùng cao

Dưới lớp mây giăng phủ kín cùng sương sớm se lạnh ở vùng miền núi Vĩnh Thạnh vào những ngày đầu tháng 10, trong ngôi nhà sàn nhỏ, chúng tôi được chị Đinh Thị Xiêu ở làng 5, xã Vĩnh Thuận kể về những món ăn độc đáo của bà con Bana Kriêm nơi đây, chị Xiêu kể: Ngày xưa mỗi lần thịt heo không ăn hết, để bảo quản được lâu hơn, ông bà xưa đã nghĩ ra cách treo thịt heo lên gác bếp cho khói ám vào thịt. Ngày nay, với món này đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ đãi khách quý của mỗi gia đình.

Chị Đinh Thị Xiêu chia sẻ: Thịt heo được chọn là heo đen, lấy phần thịt vai hoặc thịt đùi làm sạch, treo gác bếp từ đầu năm. Khi nào cần dùng thì lấy từng xâu thịt xuống. Sau thời gian dài treo trên gác bếp, qua quá trình đun nấu phần khói ám vào càng tạo thêm hương vị đặc trưng cho thịt heo khói. Bây giờ, thịt heo trước khi treo sẽ được tẩm ướp thêm một ít gia vị gồm tỏi, ớt bay, tiêu rừng, lá é rồi treo lên gác bếp hoặc phơi khô tùy vào gia chủ. Khi dùng sẽ cạo bớt phần khói, nướng trên than hồng, ăn cùng lá cải cay loại cải chuyên mọc gần vùng suối. Vị thơm béo của thịt cùng gia vị và vị cay cay nồng nồng của lá cải sẽ khiến thực khách đôi khi chảy nước mắt. Món ăn này thường chấm muối ớt bay và tiêu rừng giã nhuyễn, vắt thêm chút nước chanh hoặc giã cùng kiến vàng sẽ tạo cho món ăn càng thêm hấp dẫn.

Nét văn hóa ẩm thực độc đáo

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh ở độ cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, được ví như “cổng trời” với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp, núi rừng hùng vĩ, sông, suối, thác nước còn nguyên sơ, chứa đựng những điều kỳ bí như thành đá Tà Kơn, thác Hang Dơi, vườn cam Nguyễn Huệ - Căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn (được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1995).

Bình Định: Văn hóa ẩm thực của người Bana Kriêm
Du khách thích thú, tìm hiểu ẩm thực của người Bana Kriêm.

Đến với Vĩnh Sơn, ngoài việc thưởng thức các món ăn có vị đắng dân giã của vùng cao nơi đây như cà đắng, măng le, đọt mây. Mùa khô, cùng với việc đi lên nương rẫy, bà con đồng bào nơi đây còn tranh thủ kiếm những đọt mây bụ bẫm mang về tước bỏ phần vỏ bên ngoài, lấy lõi bên trong rồi luộc chín. Lõi mây có màu trắng đục, khi chín chuyển sang màu tim tím. Thoạt đầu mới ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị đăng đắng, giòn giòn nhưng càng nhai đọt mây càng ngọt. Đọt mây luộc chấm với muối ớt hoặc nấu với thịt, xương heo hay cà đắng, măng đắng mới được xem là đúng vị đặc trưng.

Tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, du khách được thưởng thức đặc sản cá niên và rau dớn. Theo người Bana Kriêm, cá niên sống theo bầy đàn tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn, gần thác nước. Nhìn hình dạng, cá niên hơi giống cá chép nhưng thân mình thon thả hơn, cá trưởng thành to cỡ 3 ngón tay người lớn ghép lại, thân dẹt, có màu trắng bạc, vi đỏ quanh mồm mọc nhiều hạt trắng tròn. Cá niên có thịt trắng, thơm, không tanh, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Trong vô số các món ăn được chế biến từ cá niên, có lẽ đặc sắc nhất là cá niên nướng ăn kèm rau dớn luộc - món ăn độc đáo ở những vùng cao, miền núi Bình Định. Vị béo, bùi, dai, thơm của thịt, giòn ngọt của xương và vị đắng nhân nhẫn của mật và ruột cá ăn cùng rau dớn rừng hơi nhơn nhớt làm cho du khách thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên. Món này nếu thưởng thức cùng bạn hữu ở nơi núi rừng, du khách có thể vừa nghe tiếng suối chảy róc rách, vừa nghe tiếng chim hót, vừa cảm nhận làn gió mát thổi vi vu.

Bình Định: Văn hóa ẩm thực của người Bana Kriêm
Du khách thưởng thức ẩm thực vùng cao.

Bà Nguyễn Thị Kim Chung - Phó Giám đốc Sở Du lịch Bình Định cho biết: Các món ăn vùng cao Vĩnh Thạnh phần nào đã đưa khách du lịch về tham quan nơi thượng nguồn sông Kôn, ngược dòng lịch sử. Với mỗi món ăn là một hình ảnh đặc trưng tái hiện đời sống dựa vào thiên nhiên trải qua nhiều thế hệ của người Bana Kriêm nơi đây.

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh đang làm tốt công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể, người Bana Kriêm vẫn lưu giữ đậm nét văn hóa lễ hội mừng lúa mới, các trò chơi, các điệu dân vũ, các bài cúng, những bài hơamon, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, kiến trúc nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm, những làn điệu hát ru, những nhạc cụ dân tộc độc đáo như cồng chiêng, đàn tơrưng. Bởi vậy, tỉnh Bình Định định hướng trong thời gian tới sẽ phát triển du lịch cộng đồng tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, từ đó nâng cao sinh kế, tạo việc làm và cải thiện mức sống cho bà con nơi đây.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phương án bảo tồn biệt thự trăm năm tuổi “nhà lầu ông Phủ” ở Biên Hòa

    (Xây dựng) - Liên quan đến công trình biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là “nhà lầu ông Phủ”), Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa đề xuất 4 phương án để bảo tồn. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã có ý kiến giữ lại ngôi biệt thự này để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    14:35 | 28/09/2024
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật lần thứ II, hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

    (Xây dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024. Triển lãm là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024).

    11:43 | 28/09/2024
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

    10:34 | 26/09/2024
  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

    11:20 | 25/09/2024
  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

    14:41 | 24/09/2024
  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

    14:40 | 24/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load