Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 01:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Kinh tế Bắc Ninh và bài toán đô thị thông minh

Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị

14:40 | 25/03/2024

(Xây dựng) – Mô hình chùm đô thị, đa trung tâm - TOD (Transit-Oriented Development) thuộc quy hoạch chung (QHC) đô thị Bắc Ninh được đánh giá là giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị, hướng tới tạo ra không gian đô thị đa dạng, phong phú, đồng thời kết nối chặt chẽ với Vùng Thủ đô Hà Nội.

Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị
Mô hình TOD hướng tới không gian đô thị đa dạng, phong phú.

Phát triển đô thị thông minh

Theo đồ án điều chỉnh QHC đô thị Bắc Ninh đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành thành phố văn hóa, sinh thái, đô thị thông minh, hướng tới kinh tế tri thức, đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch gồm 5 đơn vị hành chính là: Thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ, huyện Tiên Du và huyện Yên Phong với quy mô diện tích quy hoạch khoảng 49.137ha. Thời hạn quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045.

Cụ thể, trong đồ án QHC đã được phê duyệt, đô thị Bắc Ninh sẽ phát triển theo mô hình TOD, gắn với vùng Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu là tạo nên một mạng lưới đô thị liên kết với nhau thông qua hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiệu quả, đồng thời tạo ra các "nêm xanh", bảo vệ không gian xanh và giới hạn phát triển đô thị một cách thông minh.

Mô hình này nhấn mạnh việc tạo ra 7 trọng tâm phát triển đô thị, lấy định hướng phát triển hệ thống GTCC làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán (TOD), được giới hạn bởi các “nêm xanh” (là các tuyến sông kênh, mặt nước sinh thái, công viên, làng xóm, bảo tồn di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái đặc trưng) và 03 hành lang phát triển gồm: Hành lang đô thị dịch vụ dọc Quốc lộ 1A (thành phố Từ Sơn - huyện Tiên Du - thành phố Bắc Ninh); hành lang đô thị công nghiệp dọc Quốc lộ 18 (huyện Yên Phong - thành phố Bắc Ninh - thị xã Quế Võ); hành lang sinh thái dọc sông Đuống, sông Cầu.

Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị
Mô hình TOD mang lại hiệu quả, công bằng, đặc biệt là giúp nâng cao đời sống của những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Việc áp dụng mô hình TOD, phát triển đô thị dựa trên hệ thống GTCC được đánh giá là điểm nhấn quan trọng trong QHC đô thị Bắc Ninh, giúp tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế xung quanh các điểm giao thông chính, tạo nên sự tiện lợi và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời cũng là giải pháp thông minh, giúp tỉnh này tận dụng tối đa được quỹ đất hiện hữu và tối ưu không gian đô thị. Bên cạnh đó, việc phát triển đô thị theo định hướng GTCC và sử dụng đất hỗn hợp (mixed use) là hai tiếp cận cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới.

Đơn cử, tại nhiều thành phố ở Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn: Đô thị hóa nhanh; tăng trưởng kinh tế ở mức cao dẫn tới ùn tắc giao thông do tăng dân số; tăng sở hữu xe và tập trung dân cư ở khu vực nội thị; áp lực lên hệ thống hạ tầng, giao thông đô thị ngày càng lớn. Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống GTCC hiện đại (chủ yếu là metro). Nhật Bản còn áp dụng chính sách “tái phát triển đô thị” bằng cách “điều chỉnh đất” quanh các nhà ga đường sắt.

Ngoài ra, ở Singapore, trong nhiều cuộc điều tra khác nhau của các tổ chức lớn trên thế giới, nước này đã liên tục được xếp hạng là nước có đô thị năng động; phát triển bền vững; sống tốt trên toàn cầu. Với quan điểm “Xây dựng đô thị phải tập trung vào yếu tố con người”, Singapore đã tạo nên những đô thị đa dạng; phát triển toàn diện; đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân (tối ưu hóa GTCC)… nhằm giải quyết các khó khăn về khan hiếm đất đai và phát triển dân cư tập trung với mật độ cao.

Với những thành tựu đạt được, Singapore có thể coi là trường hợp thành công về phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) gắn với mô hình TOD mở rộng. Thông điệp và bài học thực tiễn quý giá của Singapore dành cho các nước khi áp dụng mô hình TOD đó là quy hoạch sáng tạo; thiết kế thông minh.

Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị
Mô phỏng quy hoạch giao thông đường sắt đô thị Bắc Ninh.

TOD – điểm nhấn trong quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc Bắc Ninh Nguyễn Hải Nam - một trong những đơn vị tư vấn thực hiện đồ án quy hoạch phân khu (QHPK) đô thị Bắc Ninh chia sẻ, TOD là mô hình phát triển đô thị gắn kết với GTCC. Trong đó lấy định hướng phát triển hệ thống GTCC làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.

Nhân tố cấu thành TOD là việc sử dụng tối đa GTCC trong đô thị, ít phụ thuộc vào giao thông cá nhân; diễn ra trong khoảng 1⁄2 dặm (0,4km) quanh trạm dừng GTCC; bao gồm hỗn hợp đa dạng các hình thức sử dụng đất như nhà ở, văn phòng...; mật độ sử dụng đất cao; dễ dàng tiếp cận đến nhà ga bằng xe đạp/đi bộ.

Được thực hiện theo nguyên tắc 8D: điểm đến (Destinations); khoảng cách (Distance); hỗn hợp (Disersity); mật độ (Density); thiết kế (Design); nhu cầu (Demmand); phát triển tại chỗ (Development); dân số học (Demo graphics). Mô hình TOD giúp phát triển không gian xung quanh khu vực, khuyến khích người đi bộ; ưu tiên mạng lưới giao thông không cơ động như xe đạp (Cycle); phát triển gần hệ thống GTCC chất lượng cao (Transit); quy hoạch hỗn hợp chức năng sử dụng (Mix) giúp rút ngắn khoảng cách chuyến đi…

Khi áp dụng mô hình TOD, trong quy hoạch đô thị thường gắn với các tuyến ĐSĐT bởi các ưu điểm: Hạn chế ùn tắc giao thông; đáp ứng nhu cầu đi lại và đảm bảo phát triển đô thị bền vững; tối đa hóa giá trị tăng thêm từ đất nhằm bù đắp vốn đầu tư cho ĐSĐT; tối đa hóa lưu lượng hành khách sử dụng ĐSĐT nhằm giúp kinh doanh vận tải hành khách công cộng sinh lời. Trong đó, việc xác định phạm vi ảnh hưởng của ĐSĐT có vai trò quan trọng trong việc định hướng cấu trúc đô thị cũng như đề ra các giải pháp phù hợp trong việc quy hoạch, kết nối các phương thức vận tải hành khách với nhau...

Đánh giá tính hiệu quả của mô hình TOD, Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc Bắc Ninh Nguyễn Hải Nam cho rằng, áp dụng mô hình TOD trong phát triển đô thị ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng là một hướng đi mới, mô hình này sẽ cải thiện được khả năng tiếp cận các dịch vụ vận tải công cộng một cách hiệu quả và công bằng. Đồng thời, giảm thiểu ùn tắc giao thông; khuyến khích người dân đi bộ và sử dụng GTCC; tiết kiệm đất qua việc phát triển tập trung; tạo ra lợi ích kinh tế… đặc biệt là giúp nâng cao đời sống của những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn có những giới hạn nhất định: Thứ nhất, việc triển sẽ gặp khó khăn ở những nơi mà đô thị đã định hình, hình thái sử dụng đất đã được xác định và khó thay đổi; thứ hai, khó khả thi ở những nơi có mật độ thấp hoặc khu vực thu nhập thấp, ít các hoạt động kinh tế. Triển khai ý tưởng này cũng gặp những khó khăn nhất định về mặt kỹ thuật. Nhưng đây cũng là một trong những giải pháp thông minh để phát triển đô thị bền vững.

Bài 2: TOD - Giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị
Điểm nhấn của mô hình TOD là hướng tới cải tạo và mở rộng không gian đô thị hiện hữu, áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian hạ tầng đô thị một cách bền vững.

Bên cạnh đó, về liên kết vùng và hệ thống giao thông, Bắc Ninh không chỉ tập trung phát triển nội khu mà còn đặt mình trong bối cảnh liên kết vùng với Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển này được thực hiện thông qua việc xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, từ đó thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa và xã hội.

Có thể nói, điểm nhấn của mô hình TOD trong quy hoạch đô thị, sẽ góp phần cải tạo và mở rộng không gian đô thị hiện hữu, áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian hạ tầng đô thị một cách bền vững.

Qua đó cho thấy, mô hình này không chỉ là một kế hoạch phát triển đô thị mà còn là một chiến lược toàn diện, kết hợp giữa phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng sống và bảo vệ môi trường. Mặc dù, có thể mô hình này sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai, tuy nhiên, với một tỉnh đặc thù và có diện tích nhỏ nhất cả nước như Bắc Ninh thì đây sẽ là giải pháp thông minh cho sự phát triển hài hoà, bền vững đô thị trong tương lai.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load