Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 08:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Bắc Giang: Hành trình thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới

15:12 | 03/05/2024

(Xây dựng) - Tại Nghị quyết số 233-NQ/TU ngày 25/7/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn nằm trong diện phải sắp xếp lại. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong nhiệm kỳ nên ngay khi Nghị quyết ban hành, các cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn nhanh chóng triển khai, thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra.

Bắc Giang: Hành trình thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới
Trung tâm thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý hành chính lãnh thổ

Đại diện lãnh đạo huyện cho biết: Về đặc điểm địa hình, huyện Lục Ngạn hình thành 2 vùng phát triển có tính chất khác biệt, gồm: Vùng đồi thấp (vùng trung tâm), gồm thị trấn Chũ và các xã: Hồng Giang, Thanh Hải, Trù Hựu, Phượng Sơn, Quý Sơn, Nam Dương, Mỹ An, Kiên Lao, Kiên Thành của huyện Lục Ngạn (nằm trong phạm vi quy hoạch chung đô thị Chũ). Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến hoa quả, tiểu thủ công nghiệp, du lịch sinh thái kiểu miệt vườn, hình thành một đô thị hiện đại với hạt nhân là thị trấn Chũ.

Vùng còn lại là đồi núi cao, gồm 19 xã của huyện Lục Ngạn; vùng này có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, tiềm năng, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả.

Việc thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn (mới) nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị vùng phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, vùng Đông Bắc bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Hiện nay ngoài thành phố Bắc Giang (là đô thị trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa, xã hội) thì vùng phía Đông Bắc của tỉnh chưa có đô thị động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Những năm qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn Chũ và các xã Hồng Giang, Thanh Hải, Trù Hựu, Phượng Sơn có tốc độ tăng trưởng mạnh. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện.

Khi thị xã Chũ được thành lập có diện tích 251,55 km2 diện tích tự nhiên; dân số là 127.881 người; có 10 đơn vị trực thuộc, gồm 05 phường (Chũ, Hồng Giang, Thanh Hải, Trù Hựu, Phượng Sơn) và 05 xã (Quý Sơn, Nam Dương, Mỹ An, Kiên Lao, Kiên Thành).

Huyện Lục Ngạn (mới) thành lập có diện tích 856,89 km2 diện tích tự nhiên và 126.625 người; có 19 xã, thị trấn, gồm: Thị trấn Biển Động thị trấn Phì Điền và 17 xã (Giáp Sơn, Tân Quang, Đồng Cốc, Tân Hoa, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Mộc, Tân Lập, Biên Sơn, Phong Vân, Phong Minh, Sa Lý, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Trường bắn Quốc gia khu vực I).

Định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tiếp tục phát huy dân chủ, truyền thống đoàn kết, truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương; tranh thủ thời cơ, tích cực khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế. Phát triển đa dạng, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm tăng thu nhập cho người dân. Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển văn hóa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo ổn định và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Xây dựng thị xã Chũ trở thành đô thị trung tâm gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính kết nối vùng phía Đông của tỉnh Bắc Giang; là đô thị trung tâm tổng hợp cấp vùng tỉnh Bắc Giang; đầu mối giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ, động lực phát triển vùng Đông Bắc tỉnh Bắc Giang; lấy vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh và các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao làm hạt nhân phát triển.

Hướng đến phát triển nhanh nhưng bền vững, yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Lục Ngạn (mới) cũng như dự báo tình hình trong thời gian tới. Lựa chọn phương án phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đây là phương án tăng trưởng trong điều kiện diễn biến tình hình kinh tế trong tỉnh và cả nước tương đối thuận lợi. Từ đó, tỉnh Bắc Giang phát huy được các lợi thế so sánh, không gian phát triển công nghiệp được mở rộng, các khu công nghiệp lớn được thành lập, tiếp tục thu hút được các dự án công nghiệp lớn với hàm lượng kỹ thuật cao, tiên tiến, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở mức khá; chất lượng tăng trưởng được cải thiện mạnh mẽ. Các cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn huyện từng bước được mở rộng, du lịch dịch vụ được quan tâm đầu tư.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn để thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn (mới); thành lập các phường thuộc thị xã Chũ, thành lập thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn (mới) là một yêu cầu tất yếu, khách quan, phù hợp với chủ trương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đến năm 2030 theo các Quyết định phê duyệt quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, đáp ứng lòng mong đợi của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện Lục Ngạn thời gian qua.

Thị xã Chũ được thành lập sẽ hình thành nên cực tăng trưởng kinh tế - xã hội ở vùng Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, tạo động lực to lớn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng và lợi thế của khu vực, góp phần phân công lại lao động giữa các vùng, miền trong tỉnh Bắc Giang và các tỉnh vùng Đông Bắc bộ, Trung du miền núi phía Bắc.

Huyện Lục Ngạn (mới), với các cơ sở vật chất hiện có đã được Nhà nước đầu tư qua nhiều năm trước, diện tích tự nhiên khá lớn, lực lượng lao động dồi dào và có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, tương lai sẽ thu hút đầu tư đa dạng các ngành nghề sản xuất, chế biến có lợi thế.

Bắc Giang: Hành trình thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới
Cử chi huyện Lục Ngạn, bỏ phiếu Đề án thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới.

Trên thực tế, huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi với xuất phát điểm còn thấp, nhất là đối với các tiêu chí phát triển đô thị, cho nên để có thể tiếp cận và hoàn thành mục tiêu để trở thành thị xã Chũ và Lục Ngạn (mới) vào năm 2025, huyện Lục Ngạn đã phải xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc đầu tư hàng loạt dự án, công trình trọng điểm, trong đó huyện xác định cần phải đầu tư 25 dự án khắc phục các tiêu chí còn thiếu với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Đến nay đã có 18 dự án hoàn thành và các dự án còn lại sẽ hoàn thành trong thời gian sắp tới, để bảo đảm đúng tiến độ đề ra.

Với sự đồng thuận cao từ phía nhân dân, cùng với đó là sự nỗ lực, quyết tâm của đảng bộ, chính quyền huyện Lục Ngạn sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Lục thực hiện thắng lợi Nghị quyết 233 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, giúp cho bộ mặt vùng nông thôn mới của huyện Lục Ngạn nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung thêm phần khởi sắc.

Phương Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load