Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 31/10/2024 00:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bàu Bàng sẽ trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương

14:11 | 29/10/2024

(Xây dựng) – Quy hoạch huyện Bàu Bàng 2024 xác định hướng phát triển chủ đạo là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ. Trong tương lai sẽ trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương.

Bàu Bàng sẽ trở thành
Bàu Bàng sẽ trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương. (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2972/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040. Theo đó, phạm vi nghiên cứu là toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bàu Bàng với diện tích hơn 34.002ha, gồm thị trấn Lai Uyên và 6 xã (Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố). Phía Bắc giáp thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp thành phố Bến Cát; phía Đông giáp huyện Phú Giáo; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng. Dự kiến quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 320.000 - 350.000 người. Đến năm 2040 khoảng 480.000 - 500.000 người.

Về mặt vị trí, Bàu Bàng đóng vai trò huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bình Dương, kết nối với tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên thông qua tuyến Quốc lộ 13; là vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, có sự tác động tương hỗ và gắn kết với không gian kinh tế của huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo và thành phố Bến Cát.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bàu Bàng và mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có huyện Bàu Bàng với định hướng hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới làm tiền đề phấn đấu các giai đoạn tiếp theo đạt các chỉ tiêu đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh.

Theo Đồ án, huyện Bàu Bàng được phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, trong tương lai trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương.

Song song đó, nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng kinh tế, hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn, bố trí cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện đề ra trong mối quan hệ với Vùng tỉnh và các khu vực xung quanh. Làm cơ sở triển khai các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, xác định các dự án ưu tiên đầu tư, phát triển đô thị quản lý đô thị và các khu vực dân cư nông thôn, khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch… và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ.

Trong đó, định hướng phát triển không gian vùng, huyện Bàu Bàng được xác định là “mô hình chuỗi đô thị” phát triển theo hướng Bắc Nam gắn với thị xã Chơn Thành của tỉnh Bình Phước và được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế gồm:

Vùng I (Vùng trung tâm - Vùng động lực phát triển), quy mô diện tích của tiểu vùng khoảng 20.931ha, bao gồm thị trấn Lai Uyên, đô thị Lai Hưng, đô thị Long Nguyên, xã Cây Trường II và xã Trừ Văn Thố. Đây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của huyện Bàu Bàng; Là vùng phát triển kinh tế động lực của huyện, phát triển theo hướng đô thị - công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao, trong tương lai trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo – công nghiệp phía Bắc của tỉnh Bình Dương.

Vùng II (Vùng đô thị phía Đông), quy mô diện tích của tiểu vùng khoảng 7.125ha, bao gồm một phần thị trấn Lai Uyên, xã Tân Hưng và xã Hưng Hòa. Đây là khu vực phát triển đô thị và các dịch vụ đô thị.

Vùng III (Vùng nông nghiệp phía Tây), quy mô diện tích của tiểu vùng khoảng 5.946ha tại xã Long Nguyên. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển Du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, thương mại dịch vụ gắn với nông nghiệp.

Công Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm.

  • Bình Định: Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.

  • Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong Luật PPP

    (Xây dựng) – Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

  • Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo chuỗi sản xuất cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên cả nước.

  • Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường

    (Xây dựng) - Đây là kỳ vọng của Ban tổ chức triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp dệt và may - thiết Bị, nguyên phụ liệu và vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), vừa tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội.

  • Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn

    (Xây dựng) – Tại Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn, tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load