Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 01:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

An toàn lao động giai đoạn sau dịch Covid-19: Nguy cơ và thách thức

19:15 | 03/06/2022

(Xây dựng) - Từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của các tầng lớp nhân dân, người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chưa có tiền lệ nhằm vừa chống dịch Covid-19, sản xuất an toàn và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới nhằm thực hiện “mục tiêu kép” với ưu tiên hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh người dân, cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

an toan lao dong giai doan sau dich covid 19 nguy co va thach thuc
Ngành Xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả, nhưng công tác an toàn, vệ sinh lao động vẫn còn có nhiều nguy cơ và thách thức. Trong quá trình thực hiện các chương trình, giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề đặt ra phải đồng thời với các chương trình, giải pháp bảo đảm cho người lao động, nguồn lực quyết định quá trình phát triển, được làm việc trong môi trường an toàn, không ngừng được cải thiện, với tinh thần “Sức khỏe con người là trên hết, trước hết”, có như vậy thì người lao động mới yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển ổn định của doanh nghiệp và phục hồi kinh tế và phát triển bền vững đất nước.

TS. Đoàn Ngọc Xuân (Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương) cho biết: Dịch bệnh Covid-19 đã tác động toàn diện đến nền kinh tế Việt Nam và Thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm 2021-2025. Năm 2020, thế giới có thêm 76,2 triệu ca rối loạn lo âu và 53,2 triệu ca rối loạn trầm cảm, tương đương mức tăng 27,6% so với năm trước đó. Đại dịch Covid-19 đã làm tăng gần 1/3 số người mắc chứng rối loạn trầm cảm và lo âu ở hơn 200 quốc gia trên thế giới. Các rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ làm gia tăng nguy cơ về các chứng bệnh khác và tình trạng tự tử. Không chỉ vậy, cường độ lao động ngày càng cao do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt. “Tất cả điều đó kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu không làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng: Nhìn chung, an toàn vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng mà người sử dụng lao động và doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm để liên tục cải tiến, đầu tư. “An toàn vệ sinh lao động, điều kiện làm việc, môi trường làm việc tốt là điều kiện cần thiết để duy trì sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào”.

Theo ThS. Nguyễn Khánh Long (Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong quá trình phục hồi sản xuất, phục hồi chuỗi cung ứng, do phải tập trung cho hoạt động sản xuất trong tình trạng thiếu hụt lao động, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải huy động người lao động làm thêm giờ trong tình trạng sức khỏe suy giảm do di chứng hậu Covid-19. Đồng thời, do những khó khăn về tài chính, doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực mua sắm nguyên vật liệu trong điều kiện lạm phát, giá cả leo thang đã làm cho nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động bị cắt giảm.

Cường độ lao động ngày càng cao do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và tham gia các Hiệp định Thương mại thế hệ mới, như Hiệp định tiến bộ, toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CTTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)... và đặc việt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả điều đó kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu công tác an toàn, vệ sinh lao động không làm tốt.

Số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy số lượng các vụ tai nạn nghiêm trọng giai đoạn 2011-2020 không ngừng tăng lên. Mặt khác, với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động, trong đó có tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế và trong các hiệp định Thương mại thế hệ mới. Một số nước sử dụng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động làm hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào nước họ, đe dọa tính liên tục của chuỗi cung cứng hàng hóa trong thương mại và nguồn vốn đầu tư đến và đi từ các thị trường tiêu thụ và thị trường vốn lớn, chất lượng trên thế giới.

Hiện nhiều người lao động chưa được khám bệnh nghề nghiệp (BNN) do kết quả quan trắc Môi trường lao động (MTLĐ) ở nhiều doanh nghiệp chưa chính xác dẫn tới không đủ căn cứ khám BNN. Nhiều chuyên gia y tế lao động cũng nhìn nhận vấn đề chất lượng quan trắc MTLĐ hiện nay chưa đảm bảo, nhiều khi chỉ mang tính đối phó giúp các chủ doanh nghiệp có được một bản kết quả quan trắc môi trường có lợi cho mình nhưng lại gây ra rất nhiều thiệt hại cho người lao động (Người lao động sẽ không được bồi dưỡng bằng hiện vật, không được khám phát hiện BNN và mất nhiều quyền lợi chính đáng khác). Mỗi năm trong toàn quốc chỉ khám BNN cho khoảng 200.000-300.000 người lao động trong tổng số khoảng gần 60 triệu người lao động trong đó có hàng triệu người lao động có nguy cơ bị BNN.

Theo thống kê, 3 BNN có số mắc cao nhất bao gồm: bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh da nghề nghiệp; khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất và sử dụng hóa chất là các ngành nghề có tỷ lệ mắc BNN cao nhất. Số người mắc mới BNN hàng năm vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm.

Mai Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load