Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 18/10/2024 21:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

07:57 | 15/10/2024

(Xây dựng) - Tỉnh An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Với vị trí gần trung tâm 3 thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), tỉnh An Giang đã tập trung thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại biên giới để phát huy thế mạnh giao thương liên vùng, liên quốc gia.

Hạ tầng đồng bộ “hút” nhiều dự án lớn

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có đường biên giới dài hơn 100km, tiếp giáp hai tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia), có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thương mại, du lịch, đặc biệt là kinh tế biên mậu.

Tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên, Vĩnh Xương; 2 cửa khẩu chính là Khánh Bình (tên mới là Long Bình), Vĩnh Hội Đông và một cửa khẩu phụ Bắc Đai. Hiện nay, trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới của tỉnh có 13 chợ biên giới và 4 địa điểm tập kết kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới.

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 930 triệu USD (tăng 6,3%).

Thời gian qua, nhiều dự án lớn về giao thông, logistics trên địa bàn An Giang: Hình thành hạ tầng trung tâm logistics tại Cảng Mỹ Thới diện tích hoạt động 39,5 ha, công suất thiết kế 4 - 4,75 triệu tấn/năm. Cảng thủy nội địa Bình Long có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn, hệ thống kho khoảng 6.000 m2, sức chứa 15.000 tấn hàng hóa và khu vực Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Lợi thế đó, giúp An Giang kết nối và thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Trong thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại biên giới, hiện nay, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 168 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 29.830 tỷ đồng. Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cửa khẩu, tỉnh An Giang hiện có 49 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 8.540 tỷ đồng.

Năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang đạt gần 2,47 tỷ USD. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang đạt khoảng 520 triệu USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 930 triệu USD (tăng 6,3%), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,54% (cùng kỳ tăng 6,41%).

Xây dựng chính sách đặc thù phát triển kết cấu hạ tầng cửa khẩu

Để có được những kết quả trên, tỉnh An Giang đã chú trọng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại biên giới như chợ biên giới, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...

Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn biên giới, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, an ninh biên giới được giữ gìn, củng cố, được giữ gìn, củng cố, giao thương khởi sắc.

Cụ thể, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu thương mại biên giới trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước vào thị trường Campuchia và các quốc gia ASEAN.

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Hàng hoá nhộn nhịp thông quan qua cửa khẩu tỉnh An Giang. (Ảnh minh hoạ)

Tỉnh phấn đấu đạt kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt 9 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới tăng trưởng bình quân 10%/năm, đạt khoảng 636,7 triệu USD vào năm 2025, chiếm 42-45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt 9 tỷ USD, tăng 15% so với giai đoạn 2016-2020. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới tăng trưởng bình quân 10%/năm, đạt khoảng 636,7 triệu USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, thương nhân của tỉnh tham gia các chương xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường tiêu thụ… do Bộ Công Thương, các bộ, ngành Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị nước ngoài tổ chức.

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

Cùng đó, đẩy mạnh thực hiện mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, từng bước đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế biên giới với mục tiêu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thương mại biên giới trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của Vùng và cả nước tiến tới thị trường các quốc gia ASEAN.

Hiện nay, tỉnh An Giang đang tiếp tục nghiên cứu cập nhật các ý tưởng đầu tư tại khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm tỉnh An Giang đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 để hoàn thiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Từ đó, tỉnh sẽ có những định hướng phát triển mang tính chiến lược; phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực như khu, cụm, tiểu thủ công nghiệp, cảng/bến thuỷ nội địa, các khu dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ logistics…

Với những nỗ lực không ngừng, An Giang đang có nhiều cơ hội trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, là đầu mối giao thương hàng hoá, dịch vụ của vùng với thị trường Campuchia và các nước khu vực ASEAN.

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Thuận: “Mở rộng cửa” để mời gọi nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Để phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả tốt, tỉnh Ninh Thuận tập trung mọi nguồn lực để hiện thực hóa quyết định trên, trong đó chủ trương “mở rộng cửa” để chào đón nhà đầu tư là một trong những ưu tiên hàng đầu.

  • Bắc Giang: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

  • Đối tượng, hình thức hưởng ưu đãi đầu tư

    (Xây dựng) - Đối tượng, hình thức ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư, Điều 19 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

  • Ngành Dệt may và Da giày hướng đến tăng trưởng xanh và kinh doanh tuần hoàn

    (Xây dựng) - Đây là một trong số mục tiêu hướng đến khi ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” giữa Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH).

  • Hướng đi nào cho ngành Năng lượng Việt Nam

    (Xây dựng) - Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam được coi là điều tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới gặp biến động mạnh bởi đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị và sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ.

  • Cơ hội phát triển cho chuỗi cung ứng năng lượng

    (Xây dựng) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội. Chương trình có sự đồng hành, tham gia của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load