Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 13:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Yên Thế (Bắc Giang): “Thất kinh” những trận mìn uy hiếp tính mạng người dân khu vực mỏ than Bố Hạ

10:21 | 05/09/2019

(Xây dựng) – Hơn 2 năm qua, những hộ dân sinh sống quanh khu vực mỏ than Bố Hạ thuộc xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang luôn phải sống trong sợ hãi khi đêm ngày bị “tra tấn” bởi các trận “mưa bom” phá đá tìm “vàng đen” của những công nhân khai thác thuộc Đội 6 (Cty CP Khoáng sản Bắc Giang). Nguy hiểm hơn, việc nổ mìn phá đá không những gây trấn động làm lún nứt nhà cửa, mồ mả ông bà tổ tiên, mà còn khiến đá văng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, đời sống của hàng chục hộ dân.

789club ios

Góc vùng quê thanh bình nay đã là đại công trường nham nhở.

Sống hoảng loạn sau những trận bom mìn

Theo phản ánh của các hộ dân sinh sống tại xóm Đèo Vàng, nay thuộc thôn Trại Mới, xã Đồng Hưu, hơn 2 năm qua, kể từ khi có các đội khai thác than của Cty CP Khoáng sản Bắc Giang, họ “ăn không ngon, ngủ không yên” bởi các đợt nổ mìn khiến cho nhà cửa, sân vườn nứt toác, tiềm ẩn nhều nguy cơ sụp đổ, mất an toàn, đặc biệt trong các mùa mưa lũ. Không chỉ vậy, việc những núi phế thải được đổ bừa bãi, không đúng nơi quy định còn gây mất dòng chảy, lấp cả con suối canh tác lâu nay của bà con nhân dân. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cảnh lụt lội, mất mùa diễn ra triền miên nhiều năm nay. 

789club ios

Mìn nổ gây lún sụt, tan hoang mọi thứ.

Trước những phản ánh của người dân, PV Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc khảo sát thực tế. Qua ghi nhận và chứng kiến cảnh tượng xót xa mới thấy việc xẻ rừng, bạt núi được diễn ra với quy mô lớn. Địa phận khai thác than rộng khoảng gần 70ha được bắt đầu từ chân núi Đền Thượng (Đền Cô Chín) thuộc xã Đông Sơn và kéo dài đến chợ Mỏ Than của xã Đồng Hưu.

Từ trên cao có thể thấy rõ cảnh tượng hoang tàn của cả vùng đất này. Miền quê đồi núi thanh bình ngày nào nay trở thành đại công trường, những dải đồi xanh được khoét sâu nham nhở, kế bên là những núi phế thải được đổ sát mép nhà dân và chỉ chờ có trận lũ lớn là tất cả sẽ bị san phẳng.

Bà Hoàng Thị Xuân - trú tại thôn Trại Mới hoang mang cho biết: “Hơn 2 năm qua, kể từ ngày có đội khai thác, chưa ngày nào gia đình tôi được sống yên. Lúc nào cũng lo sợ bởi mỗi lần mìn nổ chẳng khác gì bom đạn chiến tranh. Sức nổ lớn khiến đá văng vào mái nhà, xô ngói, thậm chí khiến cho mồ mả ông bà tổ tiên bị rạn nứt. Mấy hôm mưa lớn tôi đều phải đưa các cháu đi sơ tán.

789club ios

Núi phế thải như “nuốt chửng”cả nhà dân.

Gần đây nhất, sau tiếng nổ mìn, một hòn đá nặng khoảng chừng hơn 10kg và nhiều hòn đá nhỏ bay qua nóc nhà cách chỗ chúng tôi ngồi khoảng chừng 10m. Lúc ấy, nếu chẳng may đá rơi trúng đầu thì không biết ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm”.

Cùng sống trong cảnh tượng kinh hoàng, ông Hoàng Văn Giới - người dân sống gần khu vực khai thác cho biết: “Các đội than bây giờ làm ngày đêm, giờ nổ mìn được chia làm 2 ca, sáng vào 11h30, chiều vào 17h30. Do nhà nằm sát vị trí khai thác nên nhiều khu vực trong nhà, tường bếp đã bị nứt toác. Việc nổ mìn hàng ngày còn khiến cho diện tích đất đồi nhà tôi bị sạt lở, đá văng bắn khắp nơi”.

Cũng theo quan sát, các gia đình bị ảnh hưởng chỉ nằm cách vị trí nổ mìn chừng 100m, xa nhất cũng chỉ vài trăm mét. Thế nhưng ngày ngày, họ vẫn phải “sống chung với lũ”.

Đổ thải mất dòng chảy, chính quyền “vô cảm”?

Qua tìm hiểu, ngoài những “trận mìn”, các đội sản xuất còn đổ thải còn gây mất dòng chảy, lấp hết con suối xóm Đèo Vàng nên nhiều năm nay, người dân khu vực này luôn bị ngập lụt mất mùa và không thể canh tác. 

789club ios

789club ios

Nhiều vị trí trong ngôi nhà anh Giới bị nứt toác do bị “dội mìn”.

 “Cả một con suối chạy dài qua địa phận khai thác gần như bị lấp, dân kéo ra xã thì ông Chủ tịch xã bảo mai sẽ cho người vào vét suối. Thế nhưng, nói xong ông lại để đấy, hôm sau có ai chịu vào đâu”, chị Hải - một hộ dân sống gần khu vực khai thác cho hay.

Ông Trọng - 70 tuổi sinh sống cạnh con suối Đèo Vàng cũng than dài: “Người ta đổ thải không có bờ ngăn thì làm sao đất đá chẳng xô xuống. Con suối này trước rộng gần 20m, tôi còn phải bơi qua, bây giờ còn chưa đầy 3m, nhiều vị trí còn bước chân qua được thì không hiểu nước chảy đi đâu”.

“Cả dãy núi phế thải sừng sững thế kia, chỉ một trận mưa lớn, khu này sẽ thành biển. Con dâu, các cháu tôi mấy năm trời không biết kêu ai, nhiều lần lên xí nghiệp rồi nhưng không ai xử lý”, bà Lan vợ ông Trọng bức xúc.

789club ios

Đổ thải gây mất dòng chảy, con suối thơ mộng ngày nào đã biến mất.

Các hộ dân cũng cho biết, họ đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền, Công an xã nhưng các vị này cũng chưa một lần đến tìm hiểu ghi nhận thực tế.

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng qua điện thoại, ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch huyện Yên Thế cho biết: “Cty Khoáng sản Bắc Giang đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác. Huyện đã cử đội giám sát phối hợp chính quyền xã, nếu có vấn đề gì sẽ báo cáo, kiến nghị lên trên đình chỉ hoặc có biện pháp kiểm tra xử lý hành chính”. Ông cũng cho biết, việc này, huyện không có quyền đình chỉ.

Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, sau khi nắm bắt thông tin về những nguy cơ ảnh hưởng an toàn tính mạng người dân, ông Lưu Xuân Vượng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Theo tôi được biết, mỏ than này do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và trực tiếp quản lý. Nội dung báo nêu, vừa qua Thanh tra Cục quản lý khoáng sản đã kiểm tra và có kết luận rồi. Báo cứ liên hệ với họ sẽ rõ hơn”.

789club ios

Mìn nổ khiến 1 tảng đá văng trúng nhà dân.

Trước những nguy hiểm rình rập  người dân, bằng cách trả lời nêu trên, có thể thấy rõ sự thờ ơ, “vô cảm”, thậm chí thiếu sát sao trong công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền sở tại. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang với chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường… mà lại có câu trả lời “hồn nhiên” đến vậy, thì thử hỏi nhân dân còn biết trông đợi vào ai?

Khu vực Mỏ than Bố Hạ xưa kia từng là ký ức kinh hoàng về những tai nạn sập hầm tang thương bắt nguồn từ việc khai thác than “thổ phỉ”. Đây cũng là nguyên do khiến các ngành chức năng cân nhắc giao cho Cty CP Khoáng Sản Bắc Giang quản lý khai thác với mong muốn, mọi việc đi vào nề nếp. Tuy nhiên, như một “ông vua” giữa rừng xanh, khi đã có “lệnh bài” trong tay, Cty CP Khoáng sản Bắc Giang liên tục “giăng mìn”, đổ thải không đúng nơi quy định…

Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền sở tại khẩn trương có phương án kiểm tra, xử lý. Bởi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, thì rất có thể chỉ trong nay mai, những núi phế thải kia sẽ nhấn chìm cả một làng quê, mà vốn dĩ nó đã thanh bình trở lại.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Kim Thoa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load