Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 07:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Yên Định (Thanh Hóa): Nhiều cán bộ, công chức điêu đứng vì bị biến thành “Chúa Chổm”

21:29 | 17/03/2020

(Xây dựng) - Thời gian gần đây, Văn phòng Đại diện Báo điện tử Xây dựng tại Thanh Hóa nhận được nhiều thông tin do bạn đọc phản ánh, kèm theo tài liệu cùng lời đề nghị “có tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho anh em cán bộ Yên Định”. Nội dung nêu về khoản nợ “khủng” (khoảng 50 tỷ) trong các năm từ 2012 - 2015 của Huyện ủy, UBND huyện Yên Định. Đặc biệt, phần lớn món nợ này lại đang “treo trên cổ” của nhiều cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan Huyện ủy và UBND huyện.

yen dinh thanh hoa nhieu can bo cong chuc dieu dung vi bi bien thanh chua chom
Huyện ủy Yên Định, Thanh Hóa.

Theo bảng tổng hợp công nợ các năm 2012, 2013, 2014, 2015 của Huyện ủy Yên Định, đề ngày 25/6/2016 có đóng dấu Huyện ủy cùng chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, Kế toán tổng hợp và Chánh Văn phòng. Tổng số nợ của cơ quan Huyện ủy trong 4 năm từ 2012 - 2015 gồm 27.621.618.000 đồng (Trong đó, nợ 25 người thuộc Huyện ủy chiếm tới 23.652.821.000 đồng. Nợ ngoài cơ quan 29 người với số tiền 3.923.077.000 đồng). Không chỉ Huyện ủy, mà UBND huyện Yên Định cũng gánh số nợ khoảng 23 tỷ đồng.

“Soi” vào bảng công nợ, có tới khoảng một nửa được chi cho việc “tiếp khách, bao gồm “khách HĐND, UBND tỉnh”, “khách các Sở, ban, ngành Trung ương, tỉnh” và “khách các huyện, các tỉnh”. Sau đó là các khoản nợ mua sắm, sửa chữa, xăng xe, đi công tác, tập huấn, văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng, chè nước, hoa quả hội nghị, chụp ảnh…

Xác minh vụ việc, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Vũ Ngọc Thưởng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Định. Sau khi xác nhận số nợ trên là đúng sự thật, ông Thưởng cho biết, khoản nợ này có tiền cũng khó xử lý vì chưa thấy bàn giao cụ thể. Hơn nữa nếu có bàn giao thì Huyện ủy cũng không có tiền trả. Nếu có chăng sẽ ưu tiên thanh toán trước các khoản như: Xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa xe… còn chi phí tiếp khách sẽ phải xác minh, đối chiếu cụ thể làm rõ từng khoản. Không loại trừ trường hợp có người “khai tăng số nợ”. Chốt lại, ông Thưởng nói: “Hiện tại chúng tôi chưa có phương án giải quyết vì không có tiền”.

Cũng tương tự như Huyện ủy, trao đổi với phóng viên, ông Dương Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện cho biết cơ quan này cũng đang “treo” số nợ khoảng 23 tỷ đồng từ các năm 2012 - 2015 để lại. Hiện tại huyện cũng đang “bó tay, đau đầu” không biết tìm đâu ra nguồn để trả.

Được biết, thời kỳ 2012 - 2015, Yên Định (huyện đầu tiên về đích Nông thôn mới của tỉnh) dưới sự lãnh đạo của ông Hoàng Cao Thắng - Bí thư Huyện ủy và bà Ngô Thị Hoa - Chủ tịch huyện đã tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới, được coi như hình mẫu để nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đến học tập. Cùng với đó còn có nhiều đoàn khách của Trung ương, các Bộ, ngành đến kiểm tra, chỉ đạo, tập huấn về công tác xây dựng Nông thôn mới… Vì thế, việc phát sinh nhiều khoản chi, trong đó có tiếp khách, gây tốn kém cũng là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến số nợ “khủng” này vẫn là tình trạng chi tiêu sai nguyên tắc tài chính, theo kiểu “vung tay quá trán”. Và hậu quả nặng nề để lại, trước hết vẫn đổ lên đầu một số cán bộ, công chức, viên chức trong hai cơ quan. Cùng với đó là những chủ nhà hàng, quán ăn, hiệu sửa xe… vì tin tưởng vào lãnh đạo, vào uy tín của hai cơ quan đầu não huyện mà lâm cảnh “điêu đứng” như hiện nay.

Lần theo danh sách “con nợ”, phóng viên đã điện thoại liên hệ với một số người thuộc “Top trên” trong danh sách nợ, chủ yếu đang còn công tác. Tuy nhiên, tất cả đều tỏ ra “e ngại”, không dám nói chuyện, cung cấp thông tin cho phóng viên. Thậm chí có người còn đề nghị “tạm thời chưa nêu lên báo” vì lý do “tế nhị”. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn thông tin phóng viên có được, nhiều “chủ nợ” đồng thời cũng là con nợ đã và đang lâm vào “bước đường cùng” vì món nợ quá lớn không thể trả nổi.

Để có tiền chi cho “sự nghiệp chung” theo yêu cầu của lãnh đạo, có người đã phải cắm “sổ đỏ” vay nợ ngân hàng, vay nóng bạn bè, anh em trong dòng họ. Đáng thương hơn, có người chỉ là lao động hợp đồng, làm lái xe, nhà bếp nhưng vì tin tưởng lãnh đạo nên đã dốc hết tiền của và vay mượn khắp nơi để trang trải theo yêu cầu của cấp trên. Do số nợ quá lớn, kéo dài nhiều năm, đòi mãi không được hoặc chỉ được một phần, có trường hợp đã kéo nhau lên Huyện ủy, UBND làm ầm ĩ, gây sức ép để thúc nợ.

Được biết, sau khi nắm được thông tin vụ việc, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo các cấp, ngành hữu quan tổ chức xác minh, làm rõ nội tình vụ việc “vô tiền khoáng hậu” xảy ra tại Yên Định để có hướng xử lý. Mong rằng với sự chỉ đạo nghiêm túc của tỉnh, vụ việc tại Yên Định sẽ sớm được tháo gỡ, giải quyết, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và những người liên quan được trở lại cuộc sống bình thường, bình an như trước khi lâm vào cảnh nợ nần như “Chúa Chổm”.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load