Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 26/09/2024 19:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Yên Bái: Mường Lò - Hội tụ và lan tỏa

10:48 | 18/10/2020

(Xây dựng) - Tối 17/10, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) đã chính thức khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2020.

yen bai muong lo hoi tu va lan toa
Màn đại xòe với 2020 nghệ nhân, diễn viên tham gia.

Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2020 có chủ đề “Mường Lò - Hội tụ và lan tỏa” với thông điệp: Hãy về với Nghĩa Lộ - Mường Lò, nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa, miền đất của “gạo trắng nước trong”, để cùng khám phá và trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống tạo nên bản sắc riêng, đặc sắc. Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2020 được tổ chức với mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện miền Tây Yên Bái nói riêng. Qua đó, bật lên vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên và con người, tinh hoa của truyền thống và hiện đại, tạo nên sức quyến rũ có một không hai, đưa Nghĩa Lộ trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và của khu vực.

yen bai muong lo hoi tu va lan toa
Thiếu nữ Thái trao khăn cho các đại biểu dự đêm khai mạc lễ hội.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2020, đồng chí Lê Trí Hà - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ có lời chào mừng ấn tượng: “Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò là hoạt động thường niên; trong đó, năm 2020 là năm đầu tiên được tổ chức thành chuỗi các hoạt động, kéo dài trong thời gian 1 tháng, khởi động từ đầu tháng 10/2020”.

Đến với lễ hội lần này, du khách sẽ có dịp cùng nhau tay nắm chặt tay hòa mình vào những làn điệu dân ca, dân vũ thiết tha, đắm say trong những điệu xòe đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc; trải nghiệm, khám phá các hoạt động văn hóa, du lịch đầy bất ngờ và thú vị. Thông qua các hoạt động của Lễ hội Văn hóa - Du lịch, thị xã Nghĩa Lộ mong muốn giới thiệu, quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp, đậm đà bản sắc, sự nồng hậu, thân thiện và mến khách của đồng bào các dân tộc Mường Lò - Nghĩa Lộ đến bạn bè trong nước và quốc tế.

yen bai muong lo hoi tu va lan toa
Trước khi vào chương trình chính của đêm lễ hội, khán giả được mãn nhãn với màn diễu diễn đường phố lung linh, rực rỡ sắc màu của các diễn viên quần chúng là người dân thị xã Nghĩa Lộ.

Với chủ đề “Mường Lò - Hội tụ và lan tỏa”, chương trình nghệ thuật với 3 chương mang đến cho khán giả một không gian văn hóa độc đáo, đặc sắc, cùng hội tụ và lan tỏa sắc thái văn hóa giao thoa, gắn liền với văn hóa bản địa. Trong chương I - “Về Yên Bái cùng em”, khán giả và du khách cảm nhận được bức tranh phong cảnh tuyệt sắc, hùng vĩ của Yên Bái - mảnh đất cửa ngõ miền Tây Nghĩa Lộ, Mường Lò – nơi cội nguồn đất tổ của người Thái đen, nơi hội tụ những giá trị văn hóa dân gian độc đáo của các tộc người, cùng các dấu tích của những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong tín ngưỡng tâm linh, các lễ hội đặc sắc, vừa đa dạng, vừa riêng biệt, lôi cuốn.

“Mường Lò đắm say điệu xòe hoa” trong chương II đưa khán giả đi từ không gian lớp học chữ Thái cổ của nghệ nhân Lò Văn Biến đến hình ảnh mềm mại, thướt tha của các thiếu nữ Thái trong trang phục áo cỏm, khăn piêu; là nghề dệt thổ cẩm; là các lễ hội độc đáo; những điệu khắp trữ tình, điệu pí, điệu khèn, da diết… mời gọi bạn phương xa.

Ở chương III – “Đại xòe đêm trăng” mang đến cho du khách cơ hội để khám phá giá trị nghệ thuật đích thực của 6 điệu xòe cổ nổi tiếng đắm say lòng người, khiến cho mỗi người hiểu thêm ý nghĩa sâu xa về lịch sử cội nguồn dân tộc, chứa đựng suy nghĩ, ý nguyện, tình cảm và những khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc người Thái vùng Mường Lò, Nghĩa Lộ nói riêng, người Thái miền Tây Bắc nói chung.

yen bai muong lo hoi tu va lan toa
Các đại biểu, người dân và du khách tay trong tay nối vòng xòe bất tận.

Cùng với thưởng thức màn đại xòe đoàn kết do 2.020 nghệ sỹ, diễn viên quần chúng đến từ các xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ biểu diễn, các đại biểu và du khách đã cùng tay trong tay trong điệu xòe hoa để kết mối giao tình đắm say, thân thương gửi gắm tình cảm và mong mỏi về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

Lễ hội Văn hoá - Du lịch Mường Lò năm 2020 kéo dài trong 1 tháng (tháng 10/2020). Ngoài Lễ khai mạc, trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2020 còn có các hoạt động: “Diễu diễn đường phố” gồm các tích, trò, nét văn hóa đặc sắc đại diện cho các dân tộc tỉnh Yên Bái; trưng bày triển lãm ảnh nghệ thuật “Văn hóa và du lịch Nghĩa Lộ”; lễ hội ánh sáng và tuần lễ âm nhạc; hội chợ thương mại và ẩm thực…

Thái Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load