Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 19:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xuất khẩu gạo và an ninh lương thực

19:03 | 05/05/2020

(Xây dựng) - Trong nhiều năm qua, do sản xuất nông nghiệp phát triển nước ta xuất khẩu gạo vào danh sách hàng đầu thế giới, đứng thứ ba chỉ sau Ấn Độ, Thái Lan. Năm 2018 cả nước xuất khẩu 6,12 triệu tấn gạo (trị giá 3,06 tỷ USD). Năm 2019 xuất khẩu 6,37 triệu tấn (trị giá 2,81 tỷ USD). Philipine, Bờ Biển Ngà và Trung Quốc là các nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

xuat khau gao va an ninh luong thuc
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong 2 tháng đầu năm ta xuất khẩu dược 928.798 tấn, (trị giá 271,51 triệu USD), tăng 31,7% so với 2 tháng đầu năm ngoái. Trong tháng 3 tình hình dịch bệnh tràn lan khắp thế giới, nhiều quốc gia ngừng xuất khẩu lương thực và nông sản, ở Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn nghiêm trọng nên Chính phủ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến hết tháng 5. Gần đây, khi cơ hội cho phép, theo đề nghị của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, ngày 10/4/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định từ ngày 1/5 việc xuất khẩu gạo trở lại bình thường. Theo đó, trong 2 tháng 4 và 5/2020, sẽ xuất khẩu 800.000 tấn (giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019)...

Đi đôi với việc duy trì xuất khẩu gạo là chiến lược bảo đảm an ninh lương thực quốc gia: Giữ vững khả năng tự cung cấp đầy đủ lương thực về số lượng và chất lượng, kể cả trong tình trạng nguy cấp. Nước ta với 100 triệu dân nên lương thực là mặt hàng thiết yếu nhất, phải giữ ổn định trong mọi tình huống. Trước mắt, các doanh nghiệp tiếp tục thu mua 190.000 tấn gạo dự trữ. Theo Liên Hợp quốc xếp hạng, nước ta đứng thứ 57/113 quốc gia về an ninh lương thực, đứng thứ 4 Đông Nam Á (Singapore đứng số 1 thế giới về lĩnh vực này).

Hiện nay, Việt Nam còn 4,160 triệu ha đất trồng lúa (năm 2005 hơn 7 triệu ha). Sản lượng năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn thóc. Đồng bằng sông Cửu Long đang dư thừa 13 triệu tấn (nhất là ở Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp) bảo đảm cho xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm mạnh do công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mặt khác do biến đổi khí hậu, hạn mặn nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và sử dụng nhiều giống mới nên năng suất và sản lượng vẫn tăng cao. Đó là điều kiện và khả năng vừa thực hiện chiến lược an ninh lương thực quốc gia vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân trồng lúa.

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Xem xét đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6847 về việc điều chỉnh dự án khai thác vàng Phước Sơn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị điều chỉnh Dự án vàng Phước Sơn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn theo đúng quy định.

  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch vùng nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tin từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2303/QĐ-UBND điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt do đơn vị cung ứng cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Quảng Nam: Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể các quy định pháp lý hiện hành và tình hình thực tiễn về nội dung đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort.

  • Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và giao lưu với Tập đoàn Yumoto Electric. Ông Yumoto Hidetsu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Yumoto Electric; Ông Fukumori Toyoki, Giám đốc kinh doanh, đại diện Tập đoàn Yumoto Electric tại Việt Nam tiếp đoàn.

  • Quảng Nam: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện An Điềm II

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vừa có Quyết định số 2356 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư Nhà máy thủy điện An Điềm II tại xã Ba, huyện Đông Giang và xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc của Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng. Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 09/CN-UBND ngày 18/7/2006 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1934/QĐ-UBND ngày 20/7/2020.

  • Tập đoàn Đèo Cả đề xuất cơ chế thúc đẩy dự án trọng điểm giao thông quốc gia

    (Xây dựng) – Vừa qua, Tập đoàn Đèo Cả đã có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load