Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 01:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Còn nhiều gian nan

19:16 | 17/11/2021

(Xây dựng) – Tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đem đến diện mạo mới cho các trường học trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường học dù đã được các địa phương đầu tư, phát triển cơ sở vật chất nhưng khi xét tổng thể bằng các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia vẫn chưa được coi là đạt chuẩn hoàn toàn.

xay dung truong chuan quoc gia con nhieu gian nan
Cơ sở vật chất là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định trường đạt chuẩn quốc gia.

Tỉ lệ trường học kiên cố tăng

Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT về Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Cho đến nay, các tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang không ngừng đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, hướng đến xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, khuôn viên xanh, sạch, đẹp; trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học; học sinh có môi trường học tập an toàn, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, quy mô, mạng lưới trường, lớp đã được các địa phương quy hoạch cơ bản ổn định, có tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Theo thống kê, năm học 2021-2022, toàn tỉnh Sơn La có 352 phòng học được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, bổ sung từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 13.240 phòng học; trong đó, có 9.225 phòng học kiên cố, đạt 69,7%. Đến thời điểm này, các trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đối với cấp tiểu học, cơ bản đáp ứng đủ 1 phòng/lớp học, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 75%; cơ sở vật chất như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhà làm việc, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, nhà ở bán trú, công trình nhà vệ sinh, nước sạch, trang thiết bị dạy học cơ bản.

Cũng là địa phương với số lượng các điểm trường học lớn, tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng đầu tư đồng bộ, đặc biệt là cơ sở vật chất trang thiết bị trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Phong trào xây dựng thư viện và phòng học bộ môn đạt chuẩn có chuyển biến tích cực với 2 thư viện xuất sắc, 6 thư viện tiên tiến, 5 thư viện đạt tiêu chuẩn và 22 phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn. Tỉnh cũng đã huy động sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác nhau để trang bị các phương tiện học tập hiện đại, nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh.

Nếu như trước đây học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa và Đakrông của tỉnh Quảng Trị phải mượn phòng học của nhà dân, nhà văn hóa cộng đồng thì đến nay, hàng trăm phòng học kiên cố được xây dựng giúp các em học sinh ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa có điều kiện học tập tốt hơn.

Theo Bộ GD&ĐT, kết thúc năm học 2020 - 2021, cơ sở vật chất của các nhà trường trên địa bàn các tỉnh, thành phố cả nước có sự chuyển biến tích cực. Hiện tại, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Trong năm học 2020 - 2021, cả nước có 593.808 phòng học (tăng 3.504 phòng so với năm học trước), trong đó phòng học kiên cố chiếm tỉ lệ 70,5%.

Trường quốc gia – ranh giới mong manh

Bên cạnh việc đạt được những kết quả nhất định, các trường học trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của Bộ GD&ĐT. Hiện nay, vẫn còn nhiều trường học dù đã đầu tư cho giáo dục, phát triển cơ sở vật chất nhưng khi xét tổng thể bằng các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia vẫn chưa được coi là đạt chuẩn hoàn toàn.

Theo đó, cơ sở vật chất trường lớp học, thiết bị dạy học tại nhiều huyện, thị xã nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, mức tối thiểu và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Khi thực hiện đầu tư các trường học theo chuẩn quốc gia, nhiều địa phương phản ánh đã có vướng mắc khi từ năm 2020, các điều kiện cơ sở vật chất của trường học yêu cầu cao và khó thực hiện hơn so với các năm trước. Đặc biệt, khi áp dụng tiêu chuẩn đối với các trường ở vùng cao, vùng núi có dân cư thưa thớt, các trường học này chưa thể đạt tiêu chuẩn xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.

So với các địa phương thuộc vùng đồng bằng phát triển, các tỉnh vùng cao, vùng núi vẫn gặp khó khăn khi huy động các nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trường học. Số lượng phòng học mượn, phòng học tạm vẫn còn nhiều, các địa phương chưa thể chấm dứt việc cho học sinh học tập tại các phòng học này. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường.

Cụ thể, tỉnh Quảng Trị dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển cơ sở vật chất nhưng cũng gặp khó khăn khi cơ sở vật chất trường học của một số địa phương, nhất là đơn vị vùng núi chỉ mới đáp ứng cho dạy học một buổi; một số đơn vị vẫn còn phòng học mượn, phòng học tạm… Nguồn đầu tư kinh phí từ ngân sách để xây dựng phòng học, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh vẫn còn ở mức hạn hẹp. Hay tại Thanh Hóa, tỉ lệ phòng học tạm vẫn xuất hiện ở bậc học mầm non với khoảng 15% phòng học tạm. Tỷ lệ này tập trung nhiều ở các huyện miền núi như Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn... Với số lượng học sinh ngày càng tăng, cơ sở vật chất kiên cố xây dựng trước đó chỉ đáp ứng một phần.

Bên cạnh đó, không ít trường học ở những địa phương có mật độ dân cư thấp sau thời gian được công nhận chuẩn quốc gia nay đã xuống cấp nhưng vẫn chưa được đầu tư nâng cấp, không bảo đảm theo tiêu chí mới. Nhiều phòng học không thể sử dụng, không có phòng học chức năng theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, hệ thống nhà vệ sinh xuống cấp trầm trọng trong khi quy mô học sinh, số nhóm lớp ngày càng tăng. Một số đơn vị vẫn còn thiếu nhà hiệu bộ, các trường vùng sâu, vùng xa thiếu nhà ở công vụ cho giáo viên, nhất là các điểm trường lẻ.

Theo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trường học đạt chuẩn quốc gia, khuôn viên trường, các phòng học, khu vực sân chơi phải được bố trí theo từng cấp học cụ thể. Tuy nhiên, đây cũng là rào cản để các trường học được công nhận khi nhiều trường còn thiếu quỹ đất xây dựng khuôn viên trường, lớp theo hướng đạt chuẩn, không đủ diện tích theo đúng quy định. Tiêu biểu như tại các thành phố lớn, khu vực đô thị như Thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định), Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đang gặp khó khi không thể mở rộng khuôn viên trường, nhất là các trường ở các khu phố cổ, dân cư sống xung quanh trường đã lâu.

Theo Bộ GD&ĐT, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, cơ sở vật chất trường học xuất hiện một số yêu cầu mới (phòng học bộ môn cho một số môn học). Việc công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cần đồng bộ nhiều tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tăng cường cơ sở vật chất trường học, định hướng đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia theo nhu cầu của các địa phương; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; lập quy hoạch xây dựng trường, đảm bảo quỹ đất cho các trường học; dành ngân sách từ nguồn vốn ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, nghiên cứu kỹ hơn nội dung hướng dẫn mới trong thay đổi về các yêu cầu trong đầu tư trường học.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề nghị Chính phủ quan tâm tới các địa phương, nhất là tỉnh vùng núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và các tỉnh còn khó khăn, để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Cùng với Bộ GD&ĐT, các địa phương cũng đang tích cực huy động các nguồn lực, vốn đầu tư để xây dựng, tu sửa phòng, lớp học đối với những hạng mục đã xuống cấp; xây dựng lộ trình xây mới các phòng học, phòng chức năng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; lắp đặt mới hệ thống nhà vệ sinh, nhà ở tập thể công vụ cho giáo viên vùng khó khăn, sửa sang và xây mới khu vực nhà hiệu bộ… khắc phục những khó khăn trong giai đoạn phát triển trường học theo hướng chuẩn quốc gia.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chung kết “STEAM for Girls”: Giải pháp kiến tạo tương lai từ nữ sinh

    (Xây dựng) - Sau 3 ngày trải nghiệm các hoạt động và xây dựng dự án, các thí sinh “STEAM for Girls - STEAM xanh cho nữ sinh 2024” đã bước vào tranh tài tại Vòng chung kết cuộc thi.

    15:00 | 05/10/2024
  • Hà Nội: Giao hơn 17.600m2 đất thực hiện dự án xây dựng trường Trung học cơ sở Nguyên Khê

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5111/QĐ-UBND về việc giao 17.670,6m2 đất tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng trường Trung học cơ sở Nguyên Khê.

    15:44 | 03/10/2024
  • Hội nghị quốc tế sinh học 2024

    (Xây dựng) – Từ ngày 2 - 4/10, tại thành phố Quy Nhơn, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm ICISE phối hợp cùng trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức chương trình “Gặp gỡ Quy Nhơn lần thứ 7: Hội nghị quốc tế sinh học 2024”.

    10:22 | 03/10/2024
  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Nỗ lực đẩy nhanh việc triển khai dự án trường Tiểu học Võ Thị Sáu

    (Xây dựng) – Được xác định là một nhiệm vụ quan trọng và mang tính cấp bách trên địa bàn, Dự án đầu tư xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu đang được UBND quận Hoàn Kiếm và các ngành chức năng nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ngành Giáo dục, cải thiện môi trường học tập cho con em.

    15:47 | 02/10/2024
  • Hà Nội: Huyện Đông Anh sắp có Trung tâm mầm non rộng 10.137m2

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 5051/QĐ-UBND ngày 26/9/2024 về việc giao 10.137m2 đất tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm mầm non thôn Nhuế, xã Kim Chung.

    15:17 | 02/10/2024
  • Hà Nội: Giao 6.640m2 đất cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng trường Mầm non Xuân Canh

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 5050/QĐ-UBND ngày 26/9/2024 về việc giao 6.640m2 đất tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng trường Mầm non Xuân Canh khu vực Vạn Lộc và Văn Thượng.

    11:21 | 02/10/2024
  • Đắk Lắk: Phát động phong trào Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024

    (Xây dựng) - Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk, (diễn ra từ ngày 01-7/10) sẽ tạo ra môi trường đọc thuận lợi, thân thiện, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, giúp mở rộng kiến thức, phát triển tư duy, cải thiện kỹ năng giao tiếp… góp phần đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

    22:52 | 01/10/2024
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Xây dựng trường sở cho các xã vùng cao

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) vừa khởi công công trình đầu tư xây dựng bổ sung phòng học và các hạng mục phụ trợ cho trường Tiểu học Sơn Dương, xã Sơn Dương; và trường Tiểu học-Trung học cơ sở Tân Dân, xã Tân Dân… là các xã vùng rừng núi, dân tộc thiểu số của địa phương.

    08:53 | 01/10/2024
  • Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng: Ngày hội chào đón tân sinh viên năm 2024

    (Xây dựng) - Tối 29/9, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tổ chức Ngày hội chào đón tân sinh viên của các khoa: Quản lý dự án, Xây dựng cầu đường, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình thủy, Môi trường, khoa Kiến trúc và trao học bổng cho các tân thủ khoa.

    21:21 | 29/09/2024
  • Cơ hội việc làm khi học trung cấp xây dựng

    (Xây dựng) - Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, mở rộng thêm nhiều ngành nghề. Trong đó, xây dựng là một trong những ngành có yêu cầu chất lượng cao nhưng nhân sự lành nghề khá khan hiếm. Để đáp ứng được nhu cầu cấp bách này các học viên thường lựa chọn hướng học trung cấp xây dựng để có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí học tập. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về định hướng học tập này.

    14:39 | 27/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load