Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 08:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Xây dựng quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh

16:17 | 18/10/2021

(Xây dựng) – Ngày 15/10/2021, Viện Kiến trúc Quốc gia đã tổ chức Hội thảo nghiên cứu xây dựng Dự thảo về quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh.

xay dung quy che quan ly dau tu phat trien khu do thi thong minh
Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia TS. KTS Trịnh Hồng Việt phát biểu khai mạc Hội thảo.

Chia sẻ trong phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng Kiến trúc Quốc gia, TS. KTS Trịnh Hồng Việt cho biết, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh” là nhiệm vụ thường xuyên năm 2021 mà Bộ Xây dựng giao cho Viện nghiên cứu. Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị để tổng hợp, hoàn thiện và đề xuất Bộ Xây dựng ban hành.

Trong khuôn khổ Hội thảo, ThS. KTS Lê Thị Lan Phương đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tổng quan về khu đô thị thông minh, khái niệm đô thị thông minh, sự cần thiết, những yếu tố cốt lõi, những trụ cột và so sánh đô thị xanh với đô thị thông minh. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi, liệu những vấn đề cần nghiên cứu của đề tài có cần thiết phải lập quy chế quản lý khu đô thị thông minh hay không?

Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, ThS. Lê Thúy Hà đến từ Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia đã trình bày tham luận Kinh nghiệm quốc tế về lộ trình phát triển đô thị thông minh và khuyến nghị cho Việt Nam.

Theo đó, dù còn nhiều định nghĩa về đô thị thông minh, nhưng vẫn tựu chung thì đô thị thông minh phải là thành phố hiện đại, có nền kinh tế thông minh, môi trường thông minh, quản trị thông minh, giao thông thông minh, năng lượng thông minh… Vì vậy, đô thị thông minh sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Trong khi đó, ThS. KTS Nguyễn Huy Khanh (Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - VNCC) đã chia sẻ tham luận Chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh hơn và tại sao chúng ta phải tiến tới đô thị thông minh.

Cụ thể, tốc độ đô thị hóa cao đã dẫn tới một số hệ lụy quá tải về hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng kinh tế xã hội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của dân cư đô thị và tạo ra nhiều thách thức cho công tác quy hoạch, phát triển và vận hành thành phố. Điều này đòi hỏi các đô thị phải thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đồng bộ ứng dụng và chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế số, đô thị số, Chính phủ số, công dân số…

CEO Nguyễn Ngọc Bảo Lâm đến từ Công ty Ecotex cũng chia sẻ kinh nghiệm triển khai các công nghệ nền tảng của khu đô thị thông minh - hệ sinh thái công nghệ City OS. Trong đó, nền tảng quan trọng của City OS vẫn là các tập dữ liệu có khối lượng lớn (Big Data).

xay dung quy che quan ly dau tu phat trien khu do thi thong minh
ThS. KTS Lê Thị Lan Phương đại diện nhóm nghiên cứu trình bày đề tài nghiên cứu tại dự thảo.

ThS. Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị Bộ Xây dựng đề nghị nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài cần bám sát Quyết định 950/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; hướng dẫn định hướng về khu đô thị thông minh, thành phố thông minh.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cần tham khảo, nghiên cứu rõ quan điểm mà Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, trong đó lưu ý Việt Nam là nước phát triển chậm, trình độ phát triển về công nghệ cũng khác với các nước khác.

Chia sẻ thêm các yếu tố cơ bản cần được xem xét đưa vào quy chế quản lý đầu tư phát triển đô thị thông minh bền vững, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, TS. KTS Trịnh Hồng Việt đề nghị nhóm nghiên cứu tổng hợp nội dung tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý nhà nước và doanh nghiệp để hoàn thiện đề tài phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.

Dịch Phong - (Ảnh: Viện Kiến trúc quốc gia)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load