Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 07:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn

21:16 | 26/01/2024

(Xây dựng) – Ngày 26/01, Bộ Xây dựng phối hợp với Uỷ ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát một số nhà máy nước tại tỉnh Hải Dương để nắm tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tế đầu tư, vận hành, sản xuất nhằm có giải pháp tháo gỡ khó khăn khi xây dựng Luật Cấp, thoát nước.

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Ông Tạ Đình Thi và bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ; ông Tạ Quang Vinh - Cục trưởng cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng); Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương; lãnh đạo các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh…

Buổi khảo sát diễn ra trong bối cảnh Hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Cấp, thoát nước đã được Chính phủ chấp thuận, chuẩn bị bước vào giai đoạn xây dựng Dự thảo Luật Cấp, thoát nước trình các cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Tại buổi khảo sát thực tế, Đoàn công tác đã thăm, làm việc và tặng quà chúc Tết cán bộ công nhân Chi nhánh Kinh doanh nước sạch số 5 thuộc Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương. Tại đây, lãnh đạo Công ty và Sở Xây dựng đã chia sẻ những quyết tâm nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Công ty cũng như sự chủ động sáng tạo chế tạo ra công nghệ mới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, sự hợp tác trong lĩnh vực nước sạch với quốc tế. Sau khi khảo sát thực tế, Đoàn công tác đã làm việc với tập thể, cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương tại trụ sở Công ty.

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn
Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường phát biểu.

Mở đầu hội nghị, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường (gọi tắt là Uỷ ban) cho biết: Thời gian qua Bộ Xây dựng mà đơn vị thực hiện trực tiếp là Cục Hạ Tầng kỹ thuật đã tích cực, chủ động phối hợp với Uỷ ban và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước và đã được Chính phủ đánh giá cao. Để tiếp tục lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của những người làm thực tế trong ngành, hôm nay Uỷ ban phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thăm, khảo sát một số đơn vị ngành Cấp thoát nước tại Hải Dương, do vậy đề nghị các đồng chí thẳng thắn chia sẻ những gì còn đang vướng, bất cập, cần xem xét để cơ quan soạn thảo Luật tiếp thu, cân nhắc đưa vào dự thảo tới đây.

Theo ông Phạm Minh Cường - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương: Xuất phát từ thực tiễn quản lý, điều hành tôi nhận thấy ngành Cấp nước còn nhiều khó khăn, vướng mắc cục thể như: Trong xây dựng phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước: Hiện trong Luật Đất đai, công trình cấp nước là một trong các công trình được ưu tiên sử dụng đất; tuy nhiên các hệ thống đường ống cấp nước (là tài sản lớn của đơn vị cấp nước), chủ yếu đi dọc theo hành lang các trục đường giao thông lại chỉ được cấp phép thi công và khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất thì doanh nghiệp phải tự bỏ kinh phí để di chuyển (có trường hợp phải di chuyển đến 4, 5 lần; chi phí di chuyển là rất lớn);

Sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực thì Quy hoạch cấp nước được đưa vào Quy hoạch tỉnh, huyện, nhưng trong các quy hoạch tỉnh và quy hoạch huyện mới chỉ có phương án phát triển chưa cụ thể hóa, do vậy rất khó khăn trong xây dựng, phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước (rất khó khăn trong việc xin chấp thuận và cấp phép thi công).

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn
Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Do các quy định pháp luật về cấp nước có tính pháp lý chưa cao nên công tác bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước chưa được thực hiện nghiêm trong khi nguồn nước khai thác ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm, xâm thực mặn do nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý triệt để và biến đổi khí hậu.

Về công tác cấp quyền khai thác nguồn nước: Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch, sản phẩm chủ yếu là nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (có tính an sinh xã hội), khác các đơn vị khai thác nước để sử dụng khác. Do đó có những giai đoạn nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân tăng đột biến, đơn vị cấp nước phải khai thác vượt sản lượng giấy phép khai thác được cấp để có đủ nguồn nước phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, khai thác, sản xuất vượt quyền khai thác được cấp phép thì bị phạt, do vậy rất khó khăn cho đơn vị sản xuất bởi nếu ngừng cung cấp nước sạch thì người dân bị ảnh hưởng, sản xuất bị đình trệ, còn tiếp tục khai thác thì bị phạt.

Theo ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương: Việc đầu tư xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải đòi hỏi sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn
Ông Tạ Quang Vinh – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật giải trình nhiều nội dung tại hội nghị.

Về nguồn nước: Hiện nay việc bảo vệ nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nước sạch chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng nước thải chưa được xử lý triệt để xả thải vào nguồn nước.

Về quản lý cấp nước: Chính phủ giao Bộ Xây dựng quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn. Từ việc giao 02 Bộ, ngành quản lý cấp nước đã hình thành sự tách biệt giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn từ xây dựng định hướng, chiến lược và quy hoạch cấp nước đến các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ cấp nước. Thực tế hiện nay, với quá trình đô thị hóa nhanh, ranh giới đô thị và nông thôn luôn biến động đang tác động đến hiệu quả đầu tư và khả năng kế thừa, cải tạo công trình cấp nước nông thôn hiện hữu.

Khái niệm về vùng cấp nước: Theo Điều 32 Nghị định 117/2007/NĐ-CP: Một đơn vị cấp nước có thể có một hoặc nhiều vùng phục vụ cấp nước khác nhau, mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước, khái niệm về vùng phục vụ cấp nước còn chưa rõ có thể dẫn đến chồng chéo phạm vi phục vụ giữa các đơn vị cấp nước.

Các cơ quan, đơn vị quản lý tài sản cấp nước và các đơn vị cung cấp nước sạch khi thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP đều gặp khó khăn, vướng mắc trong việc rà soát, thống kê, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do Nhà nước đầu tư, quản lý (đối tượng quản lý vận hành tài sản cấp nước; số lượng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; giá trị của các tài sản cấp nước ban đầu; giá trị còn lại của tài sản cấp nước...).

Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Cục Hạ tầng kỹ thuật và Bộ Xây dựng thời gian qua trong công tác rà soát, tổ chức xây dựng đề xuất và hồ sơ xây dựng Luật Cấp, thoát nước trình cơ quan cấp trên. Qua nắm bắt, bà Thuỷ thấy rằng việc Cục Hạ tầng kỹ thuật đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến, khảo sát thực tế tại các Công ty cấp, thoát nước trên phạm vi cả nước là việc làm rất tốt, từ đó lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của các đơn vị thực tế, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, bài học và tổng kết được những thuận lợi, khó khăn bất cập rồi đưa ra đề chính sách điều chỉnh cho lĩnh vực là rất phù hợp, tránh việc xây dựng Luật không đúng, không trúng rồi không đưa Luật vào đời sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực.

Bà Thuỷ cũng góp ý thêm một số vấn đề của đề xuất xây dựng luật như cần làm rõ thêm phạm vi điều chỉnh (làm rõ, cụ thể và cân đối giữa nội hàm cấp và thoát nước), quy hoạch về cấp thoát nước, vấn đề tài chính, tính tương thích, đồng bộ với các hệ thống luật khác, cụ thể hoá các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước vào Luật…

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị cũng thẳng thắn đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp để xem xét đưa vào Luật sắp tới.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các Sở Xây dựng và các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước đã ủng hộ, sát cánh, chia sẻ cùng Bộ Xây dựng thời gian qua đã góp phần cho sự thành công bước đầu của quá trình xây dựng Luật Cấp, thoát nước.

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn
Xây dựng Luật Cấp, thoát nước từ góc nhìn thực tiễn
Đoàn công tác thăm, tặng quà chúc tết cán bộ, nhân viên một số nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp và các kiến nghị đề xuất, tiếp tục xem xét cập nhật vào dự thảo Luật Cấp, thoát những kiến nghị phù hợp trong Luật Cấp, thoát nước tới đây.

Đỗ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load