(Xây dựng) - Ngày 01/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP đồng ý đưa Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Để hiểu rõ hơn công tác triển khai xây dựng Luật Cấp, thoát nước thời gian qua, phóng viên 789club ios đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh.
Ông Tạ Quang Vinh. |
Cục Hạ tầng kỹ thuật được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ xây dựng chính sách, hồ sơ tiến tới xây dựng Dự thảo Luật Cấp, thoát nước. Xin ông cho biết tính cần thiết, cấp thiết của việc xây dựng Luật này?
- Nước sạch là một loại thực phẩm, hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe, đời sống và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc đảm bảo tiếp cận nguồn nước sạch an toàn, bền vững cần phải thể chế hóa, phù hợp nhu cầu phát triển tất yếu. Gần đây, sự cố về nguồn nước, công trình cấp nước có ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe con người đã bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý, vận hành hệ thống cấp nước. Đặc biệt, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
Nước thải được thải ra từ các đối tượng sử dụng nước; trong nước thải có thể chứa nhiều hóa chất, mầm bệnh, nếu không xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, việc đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở hầu hết các địa phương chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cũng như diễn biến bất thường của thời tiết, biến đổi khí hậu. Thoát nước mưa, ngập úng do biến đổi khí hậu (lũ quét, nước biển dâng, mưa bão) ngày một tăng. Với tốc độ đô thị hóa nhanh và thời tiết cực đoan, mưa lớn gia tăng những năm gần đây gây quá tải hệ thống hạ tầng thoát nước đô thị, hiện tượng ngập úng xảy ra thường xuyên tại các đô thị lớn gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tới môi trường, tài sản, sức khỏe người dân, ảnh hưởng, ngưng trệ các hoạt động kinh tế - xã hội.
Vì vậy, quản lý và phát triển hệ thống cấp nước sạch, thoát nước mưa chống ngập, thu gom và xử lý nước thải đồng bộ là rất cần thiết. Việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Luật Cấp, thoát nước được ban hành sẽ đóng góp vai trò như thế nào vào sự phát triển của ngành Cấp, thoát nước, thưa ông?
- Hiện nay, điều chỉnh hoạt động cấp nước sạch, thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải chỉ được quy định bằng văn bản quy định dưới Luật là các Nghị định như: Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014. Các quy định này chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngành Cấp, thoát nước và đang bị chi phối bởi nhiều Luật khác; đã tác động trực tiếp đến quá trình đầu tư, vận hành; hạn chế việc nâng cao chất lượng dịch vụ và kiểm soát rủi ro.
Việc ban hành Luật Cấp, thoát nước nhằm kịp thời thể chế hóa định hướng lãnh đạo của Đảng về bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, ổn định, kiểm soát ô nhiễm từ nước thải và chống ngập úng; làm công cụ pháp lý, quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả cao, đồng bộ, thống nhất, nhằm điều chỉnh toàn diện các hoạt động cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải. Luật sẽ là công cụ quan trọng nhằm tăng cường nguồn lực ngân sách và xã hội, giúp chính quyền địa phương quản lý, xây dựng, phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước hiệu quả, bền vững, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Các chuyên gia, học giả, nhà quản lý thăm quan âu chống ngập Hàng Bảng TP Cần Thơ sau hội thảo tổng kết thi hành chính sách ngành Cấp thoát nước. |
Thưa ông, ngày 17/11/2023, Chính phủ họp phiên chuyên đề pháp luật, thống nhất thông qua Hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Cấp, thoát nước để chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Xin ông cho biết thời gian qua, Cục đã làm gì để xây dựng Hồ sơ đề xuất Luật Cấp, thoát nước?
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ được Thủ tưởng Chính phủ giao tại Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 ban hành Chương trình công tác năm 2023, Cục Hạ tầng kỹ thuật đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 141/QĐ-BXD ngày 07/3/2023 về việc Kế hoạch xây dựng Đề nghị và soạn thảo Đề án Luật điều chỉnh về Cấp, thoát nước.
Cục Hạ tầng kỹ thuật đã gửi và tổng hợp ý kiến của 60/63 tỉnh, thành và các Bộ, ngành liên quan về tình hình triển khai thực hiện; khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực cấp, thoát nước. Cục đã tổ chức và phối hợp tổ chức 4 hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm trao đổi, tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành địa phương, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, đại điện các đơn vị quản lý vận hành hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải, tổ chức quốc tế.
Bộ Xây dựng tiếp tục lấy ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị liên quan góp ý; đồng thời, lấy ý kiến cộng đồng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, Chính phủ. Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước đã được Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định trước khi trình Chính phủ.
Chính phủ đánh giá cao Bộ Xây dựng trong việc lập hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và thống nhất với 3 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 01/12/2023 của Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023, Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 theo quy định.
Theo ông, đâu là khó khăn mà Cục gặp phải? Cục đã làm như thế nào để vượt qua khó khăn, thách thức đó?
- Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước, chúng tôi gặp không ít khó khăn và nhiều ý kiến khác nhau:
Thứ nhất, do đây là Luật lần đầu tiên được xây dựng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước. Chúng tôi phải đánh giá tác động chính sách, đánh giá các Luật hiện hành có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Thứ hai, từ khi được Chính phủ giao nghiên cứu Đề nghị xây dựng Luật chúng tôi phải chủ động thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và đảm bảo tiến độ được giao.
Thứ ba, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin ý kiến, tổng hợp ý kiến từ địa phương, các đơn vị cấp, thoát nước, trong đó có nhiều ý kiến cần phải giải trình cụ thể và chi tiết.
Thứ tư, Luật này có nhiều tác động trực tiếp đến người dân, các đơn vị cấp, thoát nước nên việc xây dựng chính sách, xác định các quy định sẽ được chúng tôi rà soát thật kỹ, nhằm bảo đảm tính thuyết phục, hiệu quả.
Tới đây, Cục sẽ tiếp tục thực hiện những công việc gì để đảm bảo xây dựng dự thảo Luật Cấp, thoát nước đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả?
- Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Chi ủy và tập thể lãnh đạo, nhân viên Cục Hạ tầng kỹ thuật trước hết cùng đồng lòng, nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Luật. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư các nguồn lực để kiểm soát tiến độ xây dựng, nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan rà soát kỹ để xác định, tháo gỡ vướng mắc, bất cập; bổ sung các quy định mà thực tiễn đang đòi hỏi vào dự thảo Luật.
Xác định trọng tâm, trọng điểm; tuân thủ nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì soạn thảo) tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và các cơ quan của Quốc hội, giữa Bộ Xây dựng và địa phương kịp thời hơn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; dự thảo Luật đồng thời với nghiên cứu chuẩn bị dự thảo Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Chúng tôi được lãnh đạo Bộ Xây dựng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí thỏa đáng và có ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng Luật, do vậy, chúng tôi sẽ tăng cường cán bộ của các đơn vị trong Cục có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm tham gia soạn thảo Luật và khuyến khích, động viên những người làm công tác xây dựng pháp luật.
Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Tăng cường lấy ý kiến các thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập, các chuyên gia pháp luật, nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn (tư vấn, công ty cấp, thoát nước, DN). Đẩy mạnh công tác cơ chế phản hồi, phản biện, tiếp thu ý kiến đóng góp hợp lý, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của Luật sau khi ban hành.v
Trân trọng cảm ơn ông!
Đỗ Quang (thực hiện)
Theo