Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 05:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Xã Dũng Tiến, Huyện Vĩnh Bảo (Thành Phố Hải Phòng): Thơm thảo tấm lòng vàng xây dựng lại Di tích lịch sử văn hoá quê hương

14:35 | 29/01/2021

(Xây dựng) - Di tích đình làng Đồng Quan, xã Dũng Tiến, Huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được trùng tu xây dựng mới với tổng mức đầu tư gần 6 tỷ đồng, trên chính nền đất của ngôi Đình xưa, trong khuôn viên chùa Bảo Quang Tự (thường gọi là chùa Đồng Quan) – một Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia (được xếp hạng năm 1992).

xa dung tien huyen vinh bao thanh pho hai phong thom thao tam long vang xay dung lai di tich lich su van hoa que huong
Toàn cảnh cổng Tam quan Khu Di tích lịch sử văn hoá chùa Bảo Quang Tự và Đình Đồng Quan.

Đây là một Di tích tiêu biểu, đặc sắc của huyện Vĩnh Bảo – địa phương giàu truyền thống cách mạng và văn hoá tâm linh, tín ngưỡng độc đáo. Địa danh này chỉ cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km về phía Tây, theo Quốc lộ 10 hướng đi Thái Bình, dẽ tay phải vào chỉ khoảng 2 km, đường trải nhựa, ô tô vào đến tận nơi.

Đến đây, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa tôn nghiêm trầm mặc, cổ kính vừa văn minh hiện đại, gợi lên sự hấp dẫn sâu xa về một nét văn hoá của vùng đất thuần nông tươi đẹp. Ngày 22/12/2020 vừa qua, Ban Chỉ đạo xây dựng trùng tu mới công trình Đình làng Đồng Quan, được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình và đưa vào sử dụng. Để có sự thành công này, trước hết là do sự đóng góp, tâm đức của đông đảo bà con cô bác trong thôn, xã, xa gần, và đặc biệt là tấm lòng vàng thơm thảo vì nghĩa lớn của doanh nhân, cựu chiến binh Dương Xuân Ly, anh cũng chính là chủ đầu tư công trình này với số tiền tài trợ hàng tỷ đồng.

Làng Đồng Quan là một làng cổ, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tương truyền, cuối thế kỷ 16 thời nhà Mạc, tại làng Đồng Quan đã sinh hạ ra một người con là Phạm Viết Kính, từ nhỏ có tướng mạo phi phàm, văn võ song toàn, đức độ, mang chí lớn vệ quốc giúp dân. Do chiến tranh, người dân cực khổ lầm than, loạn lạc khắp nơi, Phạm Viết Kính đã ra phò giúp triều Mạc, được phong tới chức Thái Bảo đô đốc Quận công. Vào năm 1572, năm Sùng Khang thứ 3, ngài Phạm Viết Kính được Triều đình ban ơn cho xây dựng ngôi chùa và ngôi Đình ngay tại quê nhà làng Đồng Quan. Ngôi chùa có tên chữ là Bảo Quang Tự (ý nghĩa: “bảo” là kho báu giữa đất trời trong lòng người, “quang” là ánh sáng mặt trời, “Bảo Quang” là sự hưng thịnh của đất trời mang đến cho con người) được xây dựng gốc vào năm 1572 và hoàn thành năm 1578, được Bảng nhãn tiến sỹ Đỗ Uông (chức Thượng Thư Bộ Lại) phổ văn bia ghi lại, ông người Đằng Lâm, Gia Lộc, Hải Dương.

Văn bia đó được lưu đến ngày nay, là minh chứng lịch sử và chùa Bảo Quang Tự (chùa Đồng Quan) được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1992. Trải qua thời gian, các bậc văn quan võ tướng trong triều, quan đầu tỉnh, phủ huyện, phật tử thập phương cùng dân làng góp sức lực, vật lực, tài lực đã xây lên ngôi chùa và ngôi đình to đẹp nguy nga có một không hai ở xứ Hạ Hồng Phủ thời bấy giờ.

Sau khi nhà Mạc sụp đổ, ngài Phạm Viết Kính và quận chúa phu nhân Trịnh Khiết Thuần về quê ở ẩn. Triều đình Lê – Trịnh thấy ngài là một người trí dũng song toàn đã vời ra giúp nước, cử ngài vào vùng Thuận Hóa trấn giữ phía Nam, sau vợ chồng ngài quy hóa tại đó. Kính trọng và thương xót, sau khi ngài mất, Triều đình sắc phong cho 2 vợ chồng ngài là Thành Hoàng và được thờ tự tại đình làng Đồng Quan, phong luôn cho người con của ngài là Lưỡng Quận công Phạm Viết Trung và cũng được thờ tại đình làng.Vợ chồng ngài được nhiều sắc phong qua các Triều đại, hiện nay còn 7 sắc phong (2 sắc phong của vua Tự Đức năm 1853, 1 sắc phong năm 1880, sắc phong của vua Đồng Khánh năm 1886, vua Duy Tân năm 1909, vua Khải Định 2 sắc phong vào năm 1924) đang lưu giữ tại đình làng Đồng Quan.

xa dung tien huyen vinh bao thanh pho hai phong thom thao tam long vang xay dung lai di tich lich su van hoa que huong
Doanh nhân Dương Xuân Ly đang trao đổi với nhà báo (người đang ghi chép) trước cổng Đình làng Đồng Quan vừa được khánh thành.

Làng Đồng Quan tiếp tục đi qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ sau cách mạng tháng 8/1945, trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Đồng Quan một lòng tin tưởng theo Đảng, Bác Hồ, dốc lòng dốc sức cho kháng chiến thắng lợi. Điển hình như anh em Ông Nguyễn Văn Át, Nguyễn Văn Ớt, người thôn Kim Ngân giết quan tri huyện Hoàng Gia Mô năm 1930. Cụ Phạm Thị Vựa giả làm người chăn trâu cắt cỏ để đem cơm nuôi ăn hàng ngày cho cán bộ trong điều kiện giặc Pháp điên cuồng lùng sục khắp nơi đốt cháy làng Mạc.

Nhiều người con của Đồng Quan đã tự nguyện ra nhập quân đội, đi dân công hỏa tuyến, nhiều gia đình tự nguyện góp của cải ủng hộ cách mạng. Dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, nhiều Đảng viên trung kiên đã thực sự là nòng cốt cho phong trào cách mạng phát triển ở thôn, xã. Những người bị địch bắt, tù đày và tra tấn dã man nhưng quyết không khai báo. Điển hình như ông Trịnh Bá Tích bị chúng đã tra tấn đến chết đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sỹ. Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, làng Đồng Quan có 11 liệt sỹ, 2 thương binh, trong đó có ông Dương Xuân Chiến là thương binh được Nhà nước tặng Huân chương chiến sỹ Thành đồng và 3 bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Đồng Quan đã đóng góp tích cực sức người, sức của, nhiều gia đình có từ 3 người con trở lên cùng tham gia trên một chiến hào. Gia đình ông Phạm Văn Hênh, có 1 liệt sỹ, 1 người được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, gia đình ông Trịnh Đức Yết có 2 người con là thương binh, 1 người được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, gia đình ông Trịnh Đức Hiệt, gia đình bà Phạm Thị Phím, gia đình ông Trịnh Đức Hoạt, gia đình Phạm Vân Thoa, gia đình ông Vũ Văn Bối cùng có 1 người con là thương binh...

Đặc biệt, gia đình bà Phạm Thị Nay có 2 con là liệt sỹ, gia đình bà Trịnh Thị Ướt có 1 con trai duy nhất là Trịnh Trọng Luần, cũng là người con duy nhất cùa cả dòng họ đã anh dũng hy sinh. Kết thúc chiến tranh chống Mỹ, làng Đồng Quan có 23 liệt sỹ (trong đó có hai liệt sỹ là ông Phạm Văn Bạng và ông Vũ Văn Khoái làm đến chức Tiểu đoàn trưởng), có 22 thương binh, làng được Nhà nước tặng gần 200 Huân, Huy chương các loại và 83 Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng tặng gia đình có công với cách mạng. Sau năm 1975, thanh niên, con em Đồng Quan tiếp tục nhập ngũ bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi diệt chủng Pôn Pốt. Trong cuộc chiến đấu này, Đồng Quan có 2 liệt sỹ và 2 thương binh.

xa dung tien huyen vinh bao thanh pho hai phong thom thao tam long vang xay dung lai di tich lich su van hoa que huong
2 trong số 7 bản sắc phong còn lưu lại tại đình Đồng Quan ngày nay.

Qua các cuộc kháng chiến, nhiều người trở thành lãnh đạo trong quân đội. Ông Dương Xuân Tơn, qua gần 35 năm trong quân đội, là Thượng tá, giữ chức Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện An Lão (thành phố Hải Phòng), được tặng nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen, trong đó có 1 Huân chương do nước bạn Lào tặng vì sự nghiệp Quốc tế. Thượng tá Phạm Văn Ngạo, Phó Giám đốc Xí nghiệp 7 Quân khu 3, Đại tá Đỗ Văn Thành, Đại tá Công an Phạm Văn Hưu – Thường vụ huyện ủy, Trưởng Công an huyện An Lão, Thượng tá Phạm Văn Nhuận bộ đội biên phòng, Thượng tá Công an Trịnh Thanh Hiền, Trung tá quân đội Dương Xuân Xíu và vợ là bà Đỗ Thị Hòa làm Chánh Văn phòng Thành hội Phụ nữ Hải Phòng…Và nhiều người khác qua quân ngũ trở về tham gia công tác tại địa phương, là cán bộ chủ chốt của xã, như ông Phạm Văn Hiệp, Phạm Văn Thịnh, Phạm Gia Thụy... Nhiều người đỗ đạt học vấn cao, như anh Dương Xuân Quang, người con trẻ tuổi nhất của làng bảo vệ thành công luận án tiến sỹ khoa học tại Hàn Quốc, nhiều người thành đạt trong lĩnh vực kinh tế, tiêu biểu như doanh nhân Dương Xuân Ly…Đó là niềm tự hào to lớn, là năng lượng tiếp lửa truyền thống cho người Đồng Quan tiếp tục cống hiến cho đất nước và làm rạng rỡ cho quê hương hôm nay.

Trải qua thời gian và các cuộc chiến tranh, ngôi chùa và đình Đồng Quan đã bị hư hại, xuống cấp trầm trọng. Người dân địa phương tha thiết mong muốn trùng tu, tôn tạo lại các công trình văn hoá tâm linh đặc biệt quan trọng này, nhưng mong ước này thật khó thực hiện vì điều kiện kinh tế ở vùng nông thôn thuần tuý này.

Anh Dương Xuân Ly là doanh nhân thành đạt, người làng Đồng Quan. Trong một buổi về quê hương khảo sát, với tấm lòng thơm thảo sẵn có, doanh nhân, cựu chiến binh này đã nảy ra ý định xin trùng tu xây dựng lại ngôi đình. Anh nói: “Là người con của Đồng Quan, trước đây được ngồi học dưới mái đình này, được sự nuôi dưỡng giáo dục của gia đình, làng xóm, lớn lên tham gia quân đội bảo vệ Tồ quốc, nay mình có thành công một chút thì cũng là nhờ được hưởng chút phúc đức, bổng lộc của tổ tiên nên tôi muốn giúp cho mọi người và cho quê hương để xây dựng lại ngôi đình”. Và anh đã chủ động gặp gỡ, trao đổi với cấp Ủy chi bộ, chính quyền địa phương cùng dân làng bàn bạc. Một chủ trương được thống nhất ngay sau đó là xây dựng lại ngôi đình thờ Thành hoàng làng khang trang xứng tầm với công lao của các bậc tiền nhân và cũng là niềm mong ước của dân làng Đồng Quan.

Cần nói thêm là, trong thời gian trong quân ngũ, anh Dương Xuân Ly không ngừng học tập trau dồi kiến thức, đạo đức, nâng cao trình độ, được phong quân hàm Đại úy, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều Giấy khen, Bằng khen, Chiến sỹ thi đua. Khi xuất ngũ, trở về địa phương, trước hoàn cảnh kinh tế khó khăn chung của gia đình và làng xóm, anh tự tìm tòi học hỏi rồi dấn thân bươn chải trong nền kinh tế thị trường. Với quyết tâm không ngừng nghỉ, khi gặp thuận lợi, anh đã thành lập doanh nghiệp là Công ty xây dựng Đồng An, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, vận tải, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người ở nhiều tỉnh, thành. Công ty của anh đã xây dựng nhiều công trình tầm cỡ trên khắp đất nước và là đối tác uy tín với Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Vin Group… Ngoài việc đầu tư xây dựng đình Đồng Quan, anh còn thường xuyên có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ những gia đình nghèo, các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, các trường mẫu giáo, đặc biệt là tổ chức hàng chục chuyến xe hỗ trợ cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt vừa qua.

Để xây dựng lại đình, một bản thiết kế được duyệt. Ngôi đình được xây dựng theo lối: 3 gian tiền, 2 gian hậu cung, chiều rộng 9m, dài 14,15m. Tường được xây bằng đá tổ ong, mái thiết kế theo kiểu cổ “đao tàu, réo nóc”, lợp ngói mũi hài, nóc đắp các linh vật rồng phượng với đường nét tinh xảo nghệ thuật, hiên quyện “bát vần”, cột hiên, cột đèn, tác môn, các bậc lên, xuống, nền nhà…đều làm bằng đá tự nhiên.

Đình làm bằng gỗ lim 100%, cột cái cao trên 5m, cột quân cao trên 3m, tiền tàu, hậu bẩy, ngường chồng, thuận kẻ, đấu chồng 5 con. Đồ thờ như câu đối, cửa võng, bức đại tự, cuốn thư, nhang án, chấp kích, bát biểu, thanh phạng... làm bằng gỗ dổi, sơn son thiếp vàng 100%. Tượng, ngựa, voi tạc bằng gỗ mít, sân lát gạch Terrazzo. Các hạng mục phụ của ngôi đình gồm: Nhà khách, nhà bia công đức, xung quanh khuôn viên xây tường bao, trồng cây…. Một công trình phải nói là công phu, tính nghệ thuật cao, thiết kế phục dựng theo đúng mẫu gốc và ngay trên nền đất cũ của ngôi đình.

Công trình được khởi công xây dựng ngày 6 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý (2020) với một kế hoạch tổ chức thực hiện rất bài bản. Dưới sự quán xuyến của chủ đầu tư Dương Xuân Ly, một Ban Chỉ đạo xây dựng công trình được thành lập gồm 6 người có uy tín và trách nhiệm, Ban Theo dõi giám sát vật tư, kinh phí và tiền công đức có 2 người. Lực lượng thợ thi công các hạng mục quan trọng như: Xây dựng cơ bản (thợ nề), gỗ (mộc), đá, đồ thờ… được huy động những nhóm thợ có tay nghề giỏi nhất từ các địa phương: Hải Phòng, Ninh Bình, Hoà Bình, Nam Định....thi công.

Sau 140 ngày thi công tích cực, công trình đã hoàn thành toàn bộ trong không khí ấm áp “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà” và kịp phục vụ quý khách thập phương về chiêm bái tưởng nhớ các bậc tiền nhân và anh hùng liệt sỹ đúng vào dịp Tết Tân Sửu 2021 này.

Bác Phạm Văn Hiệp – một cán bộ chủ chốt của xã Dũng Tiến nhiều năm, nay là Bí thư chi bộ thôn, Trưởng Ban quản lý di tích chùa, đình làng Đồng Quan, đánh giá: “Anh Dương Xuân Ly là người trưởng thành trong Quân đội, thành đạt trong kinh doanh…nhưng 2 tiếng quê hương luôn khắc sâu trong anh. Anh mong ước làm được gì đó cho miền quê nghèo, nơi đã sinh ra anh để báo hiếu đất này. Ý nguyện và tấm lòng vàng của anh quyết định sự thành công của công trình, đúng ý dân và đồng thuận của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể ”.

Những ngày cuối năm Canh Tý, có dịp đến công tác ở Vĩnh Bảo, chúng tôi ghé thăm công trình đình làng Đồng Quan trong khuôn viên Chùa Bảo Quang Tự cổ kính. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy” một quần thể di tích lịch sử văn hoá độc đáo và hấp dẫn. Công trình đình làng Đồng Quan quả là một “tác phẩm mỹ thuật” tuyệt tác khiến khách viếng thăm không khỏi không có những rung động thẩm mỹ sâu xa về một cõi tâm linh văn hoá Việt Nam.

Anh Dương Xuân Ly – Chủ đầu tư công trình này bày tỏ với nhà báo: Động lực thúc đẩy tôi tập trung cho công trình văn hoá tâm linh này chính bởi câu xưa: “Đình chùa tối hảo, thôn xóm bình yên”. Từ sâu thẳm tôi luôn tin tưởng rằng các đấng linh thiêng, Thành hoàng làng hiểu tâm nguyện của con cháu, sẽ phù hộ cho Quốc thái, Dân an, mưa thuận gió hoà, làng xóm kết đoàn chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc”.

Đúng như vậy, “Quốc thái, Dân an…cuộc sống hạnh phúc” không chỉ là khát vọng của nhân dân Đồng Quan, Vĩnh Bảo, Hải Phòng mà con là mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước ta cho cả nước, của tất cả mọi du khách khi đến thăm quan, thưởng thức, tìm hiểu Khu Di tích lịch sử văn hoá chùa, đình Đồng Quan này.

Nguyễn Đăng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

    (Xây dựng) – Đêm Bán kết (14/9) và Chung kết (21/9) Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Hải Phòng.

    11:10 | 04/09/2024
  • Trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế” trên vùng đất võ Bình Định

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức, tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn đã diễn ra chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”.

    09:04 | 03/09/2024
  • Lễ khánh thành Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại Sở Chỉ huy Quân khu 7, với tổng diện tích khuôn viên 2.150 mét vuông. Tượng Bác Hồ được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất cao 7,9 mét; trọng lượng gần 15 tấn.

    18:33 | 02/09/2024
  • Hành trình về miền di sản Bắc Ninh dịp Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) – Nhân dịp Quốc khánh 2/9, nhiều người đã chọn rời xa thành phố xô bồ để về Bắc Ninh - vùng đất di sản yên bình gần Hà Nội, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo và tận hưởng những giây phút thư thái.

    14:18 | 02/09/2024
  • Bình Định: Tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung

    (Xây dựng) – Sáng 1/9 (nhằm ngày 29/7 âm lịch), tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 232 năm Ngày mất của ông (1792 - 2024).

    20:23 | 01/09/2024
  • Kéo co bằng tre Hữu Chấp: Di sản văn hóa thế giới giữa lòng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Lễ hội kéo co bằng tre Hữu Chấp - một nét văn hóa độc đáo của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông qua việc sử dụng cây tre làm dây kéo - biểu tượng của làng quê Việt Nam.

    15:55 | 01/09/2024
  • Hạ Long: Tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, 30 năm Ngày vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu là Di sản thiên nhiên thế giới… thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024.

    15:31 | 01/09/2024
  • Dinh thự gần 20.000m2 từng là nơi ở của 53 đời chúa đảo

    Dinh Chúa Đảo mang kiến trúc truyền thống của Pháp, bên trong vẫn giữ được nhiều hiện vật ngày xưa như các bộ bàn ghế, giường, kệ,...

    08:59 | 01/09/2024
  • Hải Phòng: Triển lãm hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9”

    (Xây dựng) - Từ ngày 29/8 đến ngày 7/9, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố Hải Phòng tổ chức Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9” nhân Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9.

    20:41 | 31/08/2024
  • Những di tích đặc biệt ngay giữa lòng Hà Nội

    “Hà Nội 36 phố phường” với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại đã gieo lại nỗi nhớ nhung trong trái tim biết bao du khách. Cùng với quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra, ngay trong lòng Thủ đô vẫn còn đó nhiều di tích cổ xưa như những ngôi chùa, đền,... thu hút nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm.

    10:23 | 31/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load