Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 11:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Vũng Tàu: Tình hình vi phạm trật tự đô thị có chiều hướng phức tạp

14:40 | 03/07/2018

(Xây dựng) – Sau một thời gian dài lập lại trật tự lòng, lề đường nhưng tình hình vi phạm trật tự lòng, lề đường trên địa bàn TP Vũng Tàu không những không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng.

789club ios

Có chiều hướng tăng

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT), đến nay, tình trạng kinh doanh buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã giảm so với trước đây nhưng vẫn còn một số tuyến đường, một số khu vực vẫn còn tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán. 

Theo số liệu của UBND các phường xã, kết quả trong 6 tháng đầu năm 2018, trên toàn địa bàn TP Vũng Tàu đã xử lý 671 trường hợp về trật tự lòng đường vỉa hè.Trong đó, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt 508 trường hợp, với tổng số tiền trên 240 triệu đồng, nộp phạt trên 138 triệu đồng. Tạm thu giữ tang vật vi phạm: 8 xe máy, 36 xe đẩy, nhiều tang vật khác như giấy đăng ký phương tiện, bảng hiệu, pa nô quảng cáo, bàn, ghế, dù...

Tại tất cả các tuyến đường trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, treo đặt biển quảng cáo sai quy định, đặc biệt làvào thời gian ban đêm (cao điểm từ 20h30-23h).

Cụ thể, tại các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hoàng Hoa Thám (đoạn từ Võ Thị Sáu đến Thùy Vân) vẫn có một số hộ kinh doanh quán ăn lấn chiếm gần hết phần vỉa hè để kinh doanh và giữ xe, trên các tuyến đường Nguyễn An Ninh, Lương Thế Vinh, 30/4, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Giã, Phước Thắng…vẫn còn nhiều hộ lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, treo đặt biển quảng cáo sai quy định.

Bên cạnh đó, tình hình trật tự đô thị tại các khu chợ tự phát cơ bản đã ổn định, theo lãnh đạoUBND phường 4, địa phương đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý và duy trì tình hình trật tự lòng đường vỉa hè.Trong quý I/2018, tình hình trật tự đô thị tại khu vực này cơ bản đã ổn định, các hộ buôn bán đã chấp hành nghiêm chỉnh, hàng hóa đều để trong phạm vi mặt bằng thuê.

Tuy nhiên, sangquýII, đặc biệt trong tháng 6/2018, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và đậu xe máy dưới đường lại tái diễn. Mặc dù trước đó, UBND thành phố đã có Văn bản số 2421 ngày 09/5/2018 cho phép phường được tạm sử dụng một phần vỉa hè khu vực đường Nguyễn Văn Trỗi – Cô Giang để tổ chức trông giữ xe cho người dân ra vào chợ nhằm tránh tình trạng kẹt xe và đậu xe dưới đường sai quy định.

Tại khu vực chợ tự phát Xóm Lưới đường Nguyên Công Trứ, Phan Bội Châu, phường 2, mặc dù UBND thành phố đã có Văn bản số 861 ngày 23/02/2018 yêu cầu UBND phường 2 xử lý nghiêm các trường hợp thường xuyên vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè. Nhưng qua công tác kiểm tra, phòng QLĐT nhận thấy tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè không giảm mà có dấu hiệu gia tăng.

Tại khu vực chợ tự phát ngã ba Phi Trường, đường Trương Công Định, vào các giờ cao điểm, các cơ sở kinh doanh (quán ăn, cà phê) đặc biệt là các hộ bán hàng rong đã lấn chiếm toàn bộ vỉa hè để buôn bán.

Khu vực chợ tự phát đường Lưu Chí Hiếu trên đường 2/9, mặc dù đã có điểm tập trung buôn bán nhưng tình hình buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn tiếp diễn.

Nhiều nguyên nhân

Theo ông Vũ Hồng Thuấn – Trưởng phòng QLĐT thành phố Vũng Tàu, nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hành vi này là do công tác tuyên truyền trong lĩnh vực trật tự đô thị chưa hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các phường giáp ranh chưa tốt, các hộ kinh doanh thường di chuyển qua lại giữa các địa bàn phường lân cận để tránh các lực lượng thi hành công vụ.

Ngoài ra, một số địa phương tổ chức triển khai công tác giải tỏa chợ tự phát, xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè rất chậm, thiếu đồng bộ, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chưa kiên quyết, điển hình có UBND các phường: 5, 9, Rạch Dừa, Long Sơn…

Đặc biệt, có những phường báo cáo có số rất đẹp, tỷ lệ vi phạm ít. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế thì hàng ngày vẫn có tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Cũng theo ông Thuấn, nguyên nhân khách quan là do một số quy định pháp luật hiện nay khi triển khai thực tế thì phát sinh sự chồng chéo như: Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình ở các tuyến đường trên tuy phù hợp theo Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp nhưng lại không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai, Luật Xây dựng. Cụ thể,đường không có vỉa hè thì người mua hàng sẽ để xe ngay lòng đường, công trình xây dựng vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng phải bị tháo dỡ, diện tích công trình không đủ đáp ứng nhu cầu ở nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

“Đối với các khu vực chợ tự phát là hình thức kinh doanh nhỏ, lẻ và cơ động nên rất khó cho việc giải tỏa dứt điểm. Khi có lực lượng chính quyền làm việc thì việc lấn chiếm không diễn ra, nhưng khi không có lực lượng của UBND phường thì tình trạng lấn chiếm lại tái diễn như cũ. Một số địa phương do thiếu nhân sự và phương tiện xử lý trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời do ý thức chấp hành các quy định pháp luật chưa cao nên tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường tại địa phương này ngày càng tiếp diễn”, ông Thuấn dẫn chứng.

Quy trách nhiệm cho người đứng đầu

Qua tình hình trên, để lập lại trật tự làm cho bộ mặt đô thị thành phố sạch đẹp và hoàn chỉnh hơn, ông Thuấn có đề xuất, kiến nghị hướng xử lý cần xem công tác xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị TP Vũng Tàu.

Có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với UBND các phường làm tốt công tác giải tỏa chợ tự phát và công tác trật tự lòng đường vỉa hè, phê bình hoặc khiển trách Chủ tịch UBND các phường không hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với UBND các phường, xã cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh không dây, vận động người dân chấp hành các quy định của pháp luật, các chủ trương của thành phố để người dân hiểu, chấp hành.Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đã ký cam kết với UBND phường nhưng vẫn cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh.

Đặc biệt, đối với các tuyến đường trọng tâm, lại giáp ranh với nhiều phường thì phải xây dựng kế hoạch liên phường để đồng bộ ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. UBND các phường có tuyến đường giáp ranh phải xây dựng kế hoạch xử lý quyết liệt xong 1 tuyến đường (có thể 1 tuần thực hiện 1 tuyến đường trọng tâm) rồi triển khai tuyến đường tiếp theo song song với duy trì ổn định tuyến đường vừa xử lý.

Trong quá trình xử lý vi phạm trật tự lòng đường vỉa hè, yêu cầu kiên quyết lập biên bản xử lý vi phạm hành chính (không lập biên bản nhắc nhở) đối với các trường hợp đã phát hiện vi phạm từ trước đó, đồng thời ban hành Quyết định xử phạt theo đúng quy định pháp luật (không ban hành mức phạt cảnh cáo).

Các quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được theo dõi và nhắc nhở tổ chức, cá nhân nghiêm túc chấp hành. Trường hợp đã ban hành quyết định xử phạt đến lần thứ 3 nhưng tình trạng vi phạm vẫn tái diễn thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy đăng ký kinh doanh tại các địa điểm này theo quy định.

Ngoài ra, UBND phường phải chỉ đạo Công anphường phân công lực lượng để phối hợp cán bộđô thị trong quá trình xử lý vi phạm. Theo ông Thuấn, nếu công tác này có sự hỗ trợ từ lực lượng Công an địa phương thì hiệu quả sẽ rất cao, do ý thức người dân khi thấy lực lượng Công an làm nhiệm vụ thì sẽ nhiêm chỉnh chấp hành hơn khi chỉ có lực lượng đô thị phường làm nhiệm vụ.

Đối với các phòng, banliên quan, phòng QLĐT kiến nghị cần tham mưu việc phối hợp, hỗ trợ về lực lượng, phương tiện của các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc thành phố (như Công an, Đội Trật tự đô thị) hoặc trang bị thêm phương tiện cho các phường, xã để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện và sớm hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tại các khu vực xảy ra tình trạng họp chợ tự phát (để xác định rõ phạm vi thuộc lòng đường, vỉa hè, phạm vi thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân khi xử lý vi phạm).

Đặc biệt, phòng QLĐT là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy cấp thành phố, Kế hoạch 1167 phải thường xuyêngiám sát công tác thực hiệncủa UBND các phường, xã. Qua đó, làm cơ sở báo cáo Thành ủy, UBND thành phố về tình hình quản lý địa phương của Chủ tịch UBND phường, cũng như làm cơ sở báo cáo Thành ủy, UBND thành phố để có hình thức khen thưởng, hay khiển trách.

Mạnh Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load