Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 20:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Vụ tranh chấp trường TH - THCS Pascal: Hơn 1.000 học sinh có nguy cơ không được khai giảng và học tại trường

19:36 | 27/08/2019

(Xây dựng) - Báo điện tử Xây dựng vừa nhận được đơn của đại diện trường TH - THCS Pascal kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước, hỗ trợ tạo điều kiện cho nhà trường được làm nghiệm thu PCCC từng phần, tức nghiệm thu ½ tòa nhà thuộc sở hữu của nhà trường để đảm bảo đủ các quy định để nhà trường sớm đưa các con học sinh về học tập, ổn định lâu dài tại lô TH1 thuộc trường TH - THCS Pascal.

Chia sẻ với Báo điện tử Xây dựng, ông Lê Văn Vàng - Ủy quyền Chủ tịch Trường Pascal cho biết: “Tháng 03/2010 nhóm của bà Lê Thị Bích Dung lập Cty CP đầu tư phát triển giáo dục TDS Việt Nam (viết tắt là Cty TDS) để đầu tư làm dự án, đến tháng 08/2011 nhóm của bà Lê Thị Bích Dung được Nhà nước cho thuê đất tại Cổ Nhuế - Bắc Từ Liêm -  Hà Nội để làm giáo dục với 3 khu đất có ký hiệu NT, TH1, TH2.

789club ios

Trường TH - THCS Pascal tố bà Trần Kim Phương thường xuyên đã đổ chất thải, cát vào sảnh và cổng đi của trường Pascal để trường này không thể hoạt động được (Ảnh trường TH - THCS Pascal cung cấp).

Tháng 12/2012, nhóm bà Lê Thị Bích Dung mới cho nhóm bà Trần Kim Phương vào cổ phần Cty và thỏa thuẩn quyền quản lý. Theo đó, bà Lê Thị Bích Dung quản lý khu TH2 (sau này đã xây dựng trường THCS – THPT Newton), bà Trần Kim Phương quản lý khu TH1 và NT.

Đến năm 2017, bà Trần Kim Phương bán cổ phần Cty TDS cho bà Lê Thị Bích Dung và trao quyền cho bà Dung vào xây dựng ½ tòa nhà trên lô TH1 (bà Phương xây ½ tòa nhà phần còn lại). Sau đó, trường THCS – THPT Newton của bà Dung đã tiến hành xây dựng ½ tòa nhà trên lô đất TH1 mục đích dành cho trường TH-THCS Pascal tổ chức hoạt động giáo dục (Căn cứ các hợp đồng số 05/2017/HĐ-XD ngày 6/01/2017 và số 06/HĐCĐ/PS-HT ngày 20/4/2017 giữa trường THCS – THPT Newton và Cty CP xây dựng và dịch vụ thương mại Hưng Thịnh và nhiều hợp đồng thi công lắp đặt khác). Cùng thời điểm đó bà Trần Kim Phương cũng tiến hành xây dựng ½ tòa nhà còn lại tại lô TH1.

Tuy nhiên, sau đó 2 bên đã xảy ra tranh chấp, dẫn đến trường TH - THCS Pascal sau khi xây dựng và đưa vào hoạt động đã phải đóng cửa, hơn 1.000 học sinh tại đây đã phải chuyển sang trường THCS – THPT Newton để “học nhờ”.

Cụ thể, ông Lê Văn Vàng cho biết: “Vì muốn “thôn tính” trường TH - THCS Pascal, bà Trần Kim Phương đã đổ chất thải, cát vào sảnh và cổng đi của trường Pascal. Trường Newton bị buộc phải ký chuyển nhượng cho bà Trần Kim Phương ½ ngôi trường đã xây dựng mà trường Pascal đang hoạt động ở đó được hơn 1 năm thì bà Phương mới chịu dọn dẹp phế thải, đất cát, mở khóa cổng cho trường Pascal hoạt động trở lại (biên bản làm việc ngày 10/7/ 2018 giữa bà Trần Kim Phương đại diện cho Cty TNHH Khai Phát và trường Newton). Đồng thời bà Phương sẽ cho trường Pascal thuê lại chính ½ ngôi trường bị “ép bán” bằng hợp đồng thuê số 05/HĐTH PAS-KP, ngày 10/7/2018.

Hợp đồng đã ký như vậy, nhưng bà Trần Kim Phương lại không trả đủ tiền mua cơ sở vật chất cho trường Newton nên trường Newton đã có công văn đòi tiền (Công văn số 52/CV-NEWTON ngày 11/10/2018).

Đến ngày 17/10/2018, bà Trần Kim Phương đồng ý không mua ½ ngôi trường đó nữa và đề nghị trường Newton trả lại tiền cho Cty TNHH Khai Phát (Công văn số 26/KP ngày 17/10/2018) và ngày 02/11/2018 trường Newton đã chuyển trả bà Trần Kim Phương số tiền 42.200.000.000 đồng (Newton nhận 44,2 tỷ - 2 tỷ đặt cọc thuê) đã nhận vào tài khoản Cty TNHH Khai Phát đồng thời thông báo cho bà Trần Kim Phương biết để chấm dứt việc mua bán theo thông báo ngày 02/11/2018.

Cũng trong ngày 10/7/2018, trường THCS – THPT Newton bị bà Trần Kim Phương ép ký hợp đồng chuyển nhượng số 07/2018/HĐCN và thanh lý hợp đồng chuyển nhượng 13.09% cổ phần Cty TDS – Việt Nam cho bà Trần Kim Phương với số tiền là 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay bà Trần Kim Phương mới trả 10.447.000.000đ nhưng đã làm thủ tục sang tên cổ phần trên Sở Kế hoạch và Đầu tư, trường THCS – THPT Newton đã đòi nhiều lần mà bà Phương không trả.

Tuy chưa mua được cơ sở vật chất của trường Newton nhưng gần 2 tháng sau thì bà Phương vẫn tuyên bố “Không cho thuê cơ sở vật chất nữa” để bà Phương làm PCCC, bảo nhà trường cho học sinh đi chỗ khác và bà Phương lại thực hiện hành vi đổ cát, gạch vào các sảnh chính của nhà trường gây ảnh hưởng đến việc học tập của các học sinh.

Để không cho trường Pascal hoạt động với lý do trên, bà Trần Kim Phương cùng con gái Nghiêm Nhật Anh liên tiếp thực hiện nhiều hành vi kéo dài hơn 1 năm qua như: Đổ vật liệu, chất thải trên hàng trăm m2 tại cổng đi lại và sảnh chính của trường học, bịt khóa hết các cổng ra vào trường Pascal, cho bảo vệ để ngăn cản những người vào dọn dẹp tại khu vực; cố tình gây rối, cản trở ngày khai giảng (ngày 5/9/2018); cắt hàng rào xâm nhập trái phép vào trường Pascal, bịt cổng thoát hiểm đã gây nguy hiểm tính mạng cho hàng nghìn học sinh và cố tình xâm phạm đến hoạt động bình thường của trường Pascal; phá hoại tài sản nhà trường, chửi bới đánh, đe dọa tính mạng cán bộ nhà trường, cho nhiều người đến ở lại trường nhằm chiếm đoạt toàn bộ tài sản nhà trường…

“Chúng tôi đã làm đơn tố cáo rất nhiều lần lên Công an phường, quận, thành phố nhưng chưa được giải quyết”,  ông Lê Văn Vàng khẳng định.

Đỉnh điểm của vụ việc tranh chấp, sáng 02/8, nhận tin báo về việc một số người bị bắt giữ trái pháp luật tại khu đất TH1, cơ quan Công an và các ban, ngành, đoàn thể của phường Cổ Nhuế 1 đã vận động, thuyết phục nhân viên bảo vệ lô đất TH1 (người của bà Phương) mở cửa nhưng không thành. Do tính cấp thiết của vụ việc, lực lượng Công an đã cắt khóa nhưng bị một số đối tượng bên trong dùng cát ném vào mắt, dùng lời nói đe dọa, cản trở thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi vào được trong lô đất, Công an quận Bắc Từ Liêm đã giải cứu 4 cán bộ, nhân viên trường Pascal, đồng thời bắt giữ 4 đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ, gồm: Đỗ Văn Hà, Nguyễn Thị Hồng, Nghiêm N.A. và Vũ T.L.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT – Công an quận Bắc Từ Liêm đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Đỗ Văn Hà và Nguyễn Thị Hồng để điều tra về hành vi “Chống người thi hành công vụ”. Với hai đối tượng Vũ T. L. và Nghiêm N. A., cơ quan điều tra quyết định trả tự do và tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Về vấn tạm giữ hình sự các đối tượng trên, Báo điện tử Xây dựng không bàn đến, bởi chuyện đó đã có pháp luật phân xử đúng sai. Trong bài viết này, Báo điện tử Xây dựng chỉ muốn đặt ra câu hỏi, ai phải chịu trách nhiệm cho hơn 1.000 học sinh Tiểu học và Trung học phải học chen chúc ở một trường khác, và đang có nguy cơ không được khai giảng tại chính ngôi trường mình đăng ký học?

Trong suốt hai năm qua vụ việc tranh chấp giữa hai bên là bà Lê Thị Bích Dung và Trần Kim Phương diễn ra rất phức tạp, nhiều công văn của hai bên đã được gửi đi khắp các ban, ngành. Các vụ ẩu đả, gây rối mất an ninh trật tự cũng đã diễn ra, nhiều biên bản cũng đã được lập và xử phạt… Tuy nhiên, cho đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Các thông tin trái chiều vẫn xuất hiện liên tục trên báo chí và mạng xã hội… Trách nhiệm này, trực tiếp phải nói đến UBND quận Bắc Từ Liêm, khi để vụ việc kéo dài, không có biện pháp xử lý triệt để, dẫn đến hậu quả lớn kể trên. Hay UBND quận Bắc Từ Liêm không dám mạnh tay vì một cá nhân nào đó dựa vào các mối quan hệ, mà ngang ngược hành xử như giang hồ, bất chấp pháp luật?

Nếu UBND quận Bắc Từ Liêm trong suốt 2 năm qua, không xử lý được, thiết nghĩ UBND TP Hà Nội cần phải vào cuộc, để chấn chỉnh ngay điểm nóng này. Bởi hơn 1.000 học sinh không có tội, chỉ vì tranh chấp quyền lợi kinh tế giữa những cá nhân.

Được biết, hiện nay toàn bộ tòa nhà trên lô TH1 đã thẩm duyệt PCCC số 362/TD-PCCC ngày 10/6/2015, hiện trường Pascal đã đầu tư trang thiết bị PCCC đầy đủ tại ½ tòa nhà thuộc sở hữu của nhà trường, nhưng ½ tòa nhà còn lại phía bà Trần Kim Phương không tiến hành đầu tư trang thiết bị PCCC dẫn đến không thống nhất được việc nghiệm thu PCCC cả tòa được.

Hiện cơ sở vật chất của nhà trường Pascal đã được đầu tư hiện đại, đầy đủ chỉ thiếu nghiệm thu PCCC, lẽ ra quận có các đơn vị chuyên trách, có đủ năng lực để kiểm tra thực tế trang thiết bị PCCC nên tiến hành kiểm tra thực tế để hỗ trợ nhà trường cho học sinh học tạm thời, tuy nhiên quận đã yêu cầu nhà trường di dời toàn bộ học sinh đi nơi khác đã vô tình đẩy nhà trường và học sinh vào tình cảnh vô cùng khó khăn, có phần cứng nhắc và không công bằng.

Chính vì vậy, việc trường Pascal đã đề nghị các cơ quan quản lý hỗ trợ tạo điều kiện cho nhà trường được làm nghiệm thu PCCC từng phần tức nghiệm thu ½ tòa nhà thuộc sở hữu của nhà trường để đảm bảo đủ các quy định để nhà trường sớm đưa các con học sinh về học tập ồn đinh lâu dài tại lô TH1 đảm bảo quyền lợi con trẻ bởi còn chưa đầy 1 tuần nữa là khai giảng năm học mới… Thiết nghĩ đây là một đề nghị chính đáng, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiêm túc xem xét.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load