Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 21/10/2024 13:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Vụ 7 công chức Bình Dương hầu toà: Nhiều vấn đề cần làm rõ trong cáo trạng

09:47 | 17/12/2019

(Xây dựng) - Ngày thứ 6 phiên toà xét xử sơ thẩm 7 công chức ở Bình Dương liên quan tới việc mua bán tài sản thế chấp là nhà đất tại xã An Tây, thị xã Bến Cát, nhiều vấn đề trong cáo trạng được các luật sư đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương làm rõ.

vu 7 cong chuc binh duong hau toa nhieu van de can lam ro trong cao trang

Căn cứ pháp lý truy tố lung lay?

3 bị cáo gồm: Nguyễn Hồng Khanh - Nguyên Bí thư Thị uỷ Thị xã Bến Cát, thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương; Nguyễn Huy Hùng - Cựu Giám đốc Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn; Nguyễn Quang Lộc - Cựu Phó trưởng phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp 1, cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Khoản 3, Điều 219, Bộ luật Hình sự.

vu 7 cong chuc binh duong hau toa nhieu van de can lam ro trong cao trang
Bị cáo Nguyễn Huy Hùng tại phiên tòa.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát hiện cho rằng việc bị cáo Nguyễn Huy Hùng để chủ tài sản (bà Hồ Thị Hiệp và bà Nguyễn Hiệp Hảo) trực tiếp bán tài sản thế chấp thu hồi nợ mà không qua thủ tục bán đấu giá là vi phạm pháp luật. Từ đó, trang 14 Cáo trạng nêu nhận định: “bị can Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Quang Lộc, Nguyễn Hồng Khanh đã vi phạm Khoản 1, Điều 58, Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ”.

vu 7 cong chuc binh duong hau toa nhieu van de can lam ro trong cao trang
Bị cáo Nguyễn Hồng Khanh tại phiên tòa.

Khoản 1, Điều 58, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật”.

Các tài liệu nghiệp vụ ngân hàng cho thấy đã có sự thỏa thuận rõ ràng giữa BIDV cùng bên thế chấp tài sản về việc xử lý tài sản. Thỏa thuận đó đã được thiết lập thành các Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và đã được chứng nhận tại cơ quan công chứng. Trong hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất số 10/07/HĐ 8329242 ngày 23-05-2007 (Bút lục số 1218) có nội dung ghi nhận thỏa thuận tại Điều 7, Xử lý tài sản thế chấp: “Trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ gốc, lãi và phí (nếu có) theo Khoản 1, Điều này, Ngân hàng lựa chọn thực hiện theo một trong các cách như sau… Bên thế chấp sẽ đứng chủ bán tài sản bảo đảm để trả nợ ngân hàng. Giá cả tối thiểu của tài sản thế chấp do hai bên thỏa thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm dó. Giá bán tài sản thế chấp không được thấp hơn giá tối thiểu đã thỏa thuận. Thời hạn bán tài sản thế chấp do hai bên thống nhất”. Các Hợp đồng thế chấp khác cũng có điều khoản nội dung thỏa thuận tương tự cho phép BIDV được toàn quyền lựa chọn biện pháp xử lý tài sản thế chấp. Trong đó, có thỏa thuận ngân hàng được toàn quyền lựa chọn cho phép bên thế chấp đứng chủ bán tài sản bảo đảm để trả nợ ngân hàng. Điều này phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 58, Nghị định 163.

vu 7 cong chuc binh duong hau toa nhieu van de can lam ro trong cao trang
Luật sư Trần Minh Hải thẩm vấn tại phiên tòa.

Thẩm vấn của luật sư Trần Minh Hải tại phiên tòa ngày 12/12/2019, đại diện BIDV đã trả lời: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chính là sự thỏa thuận rõ ràng của các bên về xử lý tài sản thế chấp. Đồng thời căn cứ theo Hợp đống thế chấp, nghiệp vụ ngân hàng, việc bán tài sản hoàn toàn không phải qua bán đấu giá.

Không có bất cứ tài sản Nhà nước nào bị tác động?

Tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” yêu cầu bắt buộc trong cấu thành tội phạm phải có đối tượng tài sản bị tác động là tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, theo các luật sư, điều nghịch lý đang tồn tại trong vụ án này là không có bất cứ tài sản Nhà nước nào bị tác động.

vu 7 cong chuc binh duong hau toa nhieu van de can lam ro trong cao trang
Bị cáo Nguyễn Quang Lộc.

Vụ án này chỉ liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp trong vụ án này đều là quyền sử dụng đất, thuộc sở hữu của những cá nhân bên thứ ba. Giấy tờ chủ quyền do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân chủ tài sản thế chấp thể hiện rõ họ là chủ sở hữu, sử dụng tài sản. Các tài sản thế chấp hoàn toàn không thuộc sở hữu của Ngân hàng BIDV. Tại phiên toà, luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng, không có cơ sở pháp lý nào để coi tài sản thế chấp của bên thứ ba là tài sản Nhà nước.

vu 7 cong chuc binh duong hau toa nhieu van de can lam ro trong cao trang
Tại phiên toà, luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng, không có cơ sở pháp lý nào để coi tài sản thế chấp của bên thứ ba là tài sản Nhà nước.

Trong khi đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương cho rằng tài sản Nhà nước bị tác động trong vụ án này được ghi nhận tại trang 2, Cáo trạng số 20/CT-VKSBD-P1 như sau: “Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn là đơn vị kinh tế trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng Nhà nước.” Theo luật sư Trần Minh Hải, nhận định trên cho thấy Viện Kiểm sát đang giữ quan điểm cho rằng, vì BIDV thuộc sở hữu Nhà nước, nên việc định đoạt tài sản thế chấp sẽ ảnh hưởng đến số tiền BIDV cho vay, qua đó ảnh hưởng đến tài sản Nhà nước.

Theo luật sư, BIDV chỉ là một ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như hầu hết các ngân hàng, chứ không phải là “Ngân hàng Nhà nước”. Thêm nữa, BIDV cũng không phải ngân hàng “thương mại Nhà nước” (100% vốn Nhà nước), mà hoàn toàn chỉ là một ngân hàng cổ phần (kể từ tháng 4/2012)

Các luật sư cũng chỉ ra rằng, tại BIDV chỉ có duy nhất một thứ được coi là tài sản Nhà nước. Đó chính là phần vốn góp cổ phần của Nhà nước đầu tư tại BIDV. Căn cứ vào Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, thì chỉ có 3.257.324.161 cổ phần, giá trị mệnh giá 32.573.241.610.000 đồng trong tổng vốn điều lệ của BIDV mới là tài sản Nhà nước. Tại BIDV, Nhà nước chỉ là một cổ đông trong số tất cả cổ đông tổ chức, cá nhân của ngân hàng. Tài sản duy nhất thuộc sở hữu Nhà nước tại BIDV là 3.257.324.161 cổ phần không hề bị tác động trong vụ án này.

Cũng theo Luật sư Trần Minh Hải, bị cáo Nguyễn Huy Hùng không hề có trách nhiệm thực hiện quản lý tài sản Nhà nước tại BIDV. Và trong vụ án này không có bất kỳ bị cáo nào là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Ngoài ra, xét toàn bộ phạm vi 66 điều luật nêu tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, thì luật này không hề quy định bán tài sản thế chấp tại doanh nghiệp là một nội dung thuộc phạm vi quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Luật sư Trần Minh Hải cho rằng, truy tố 3 bị cáo về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” chính là điểm bất thường lớn nhất trong vụ án. Bởi đối với giới ngân hàng, việc cho vay, phát sinh nợ xấu dẫn đến bán tài sản thế chấp diễn ra thường ngày. Những sai sót nghiệp vụ, sai sót quy trình trong bán tài sản thế chấp là điều khó tránh khỏi đối với các cán bộ tín dụng tại mỗi ngân hàng. Nếu sai sót trong việc bán tài sản thế chấp tại ngân hàng có vốn Nhà nước bị quy chiếu thành vi phạm hình sự trong quản lý tài sản Nhà nước, thì một tiền lệ xấu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vô vàn cán bộ ngân hàng tại các các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước hiện nay.

10 điểm vô lý trong cáo trạng

Luật sư Trần Minh Hải đã chỉ ra 10 điểm vô lý trong cáo trạng truy tố các bị cáo

1/ Cáo trạng cho rằng bán tài sản thế chấp phải qua đấu giá là không đúng với nghiệp vụ ngân hàng;

2/ Con số thiệt hại trong vụ án bị thổi phồng vô lý bởi việc định giá tài sản cao bất thường, không khách quan;

3/ Việc xác định thiệt hại mà không khấu trừ giá trị tài sản đang kê biên dẫn đến con số thiệt hại trong vụ án không chính xác;

4/ Đã có việc tính nhầm thiệt hại trên cả tài sản mà chính ngân hàng cũng không có quyền xử lý;

5/ Cáo trạng đang gán nhầm cho bị cáo thiệt hại do công chức Nhà nước trong quản lý đất đai gây ra;

6/ Có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục định giá tài sản dẫn tới không thể chấp nhận được con số thiệt hại của vụ án;

7/ Không có bất cứ tài sản Nhà nước nào bị tác động trong vụ án này;

8/ Không có bị cáo nào trong vụ án này là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;

9/ Không có chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nào bị vi phạm trong vụ án;

10/ Nợ xấu kinh doanh cần phải giải quyết bằng cơ chế kinh doanh, sai phạm văn bản nội bộ ngân hàng cần xử lý nội bộ, chứ không phải bằng bỏ tù cán bộ ngân hàng.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương đề nghị mức án đối với 7 công chức:

1. Bị cáo Nguyễn Huy Hùng - Cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí phạt từ 15 đến 17 năm tù.

2. Bị cáo Nguyễn Quang Lộc - Cựu Phó Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp BIDV Tây Sài Gòn: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí phạt từ 15 đến 17 năm tù.

3. Bị cáo Nguyễn Hồng Khanh - Nguyên Bí thư thị xã Bến Cát, Bình Dương: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí phạt từ 14 đến 16 năm tù.

4. Bị cáo Lê Hoài Linh - Cựu Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát: Vi phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ phạt từ 5 đến 7 năm tù.

5. Bị cáo Nguyễn Thành Luân - cán bộ đo vẽ Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát: Vi phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ phạt từ 5 đến 7 năm tù.

6. Bị cáo Nguyễn Minh Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã An Tây: Vi phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ phạt từ 5 đến 6 năm tù.

7. Bị cáo Đặng Văn Thọ - cán bộ địa chính UBND xã An Tây: Vi phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ phạt từ 2 đến 3 năm tù án treo.

Tâm Bút

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load