Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 23:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại trong xây dựng nông thôn mới

18:56 | 06/12/2023

(Xây dựng) – Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, điện, nước... nông thôn, nhằm phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.

Vĩnh Phúc: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại trong xây dựng nông thôn mới
Diện mạo xã nông thôn mới nâng cao thay đổi rõ rệt.

Để có cơ sở xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo lập 54/102 quy hoạch chung xây dựng xã. Hiện đã có 42 xã được UBND các huyện phê duyệt quy hoạch. Sau khi quy hoạch chung xây dựng xã được duyệt, các địa phương lập Kế hoạch, danh mục, bố trí nguồn kinh phí để triển khai quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng, kiến trúc cảnh quan trong xã. Quy hoạch chung đô thị Bình Xuyên, Vĩnh Tường và Tam Đảo; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Lạc, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô, Lập Thạch và Tam Dương đang được hoàn thiện.

Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng chú trọng huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Về hạ tầng giao thông: Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã cứng hóa thêm được 292,22km đường giao thông nông thôn. Duy trì bảo trì hàng năm hệ thống giao thông trên địa bàn các huyện đảm bảo kết nối tới các xã.

Hệ thống công trình thủy lợi từ cấp tỉnh đến cấp xã tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, nhất là hệ thống kênh loại I, II, III. 100% các xã có hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

Hạ tầng điện luôn được quan tâm đầu tư, đảm bảo theo quy hoạch và định hướng phát triển. Hệ thống lưới điện từ cao áp đến lưới điện trung áp, lưới điện hạ áp được đầu tư đồng bộ, hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngành Điện tiếp tục triển khai xây dựng mới, cải tạo nâng công suất 03 TBA 110kV; 22 dự án lưới điện trung hạ thế và 02 danh mục ODA (KFW3 và JICA), góp phần đảm bảo chất lượng điện phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất, dịch vụ của người dân nông thôn.

Vĩnh Phúc: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại trong xây dựng nông thôn mới
Trường Mầm non Hợp Hòa, huyện Tam Dương đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Hệ thống trường học các cấp được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây mới, nâng số trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia theo quy định mới là 201 trường (trong đó có 88 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 113 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

Để góp phần thực hiện và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa xã và khu thể thao xã, nhà văn hóa và khu thể thao thôn, xóm theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa.

Vĩnh Phúc: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại trong xây dựng nông thôn mới
Nhân dân phấn khởi và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao tại nhà văn hóa thôn để nâng cao sức khỏe.

Xã Hoàng Hoa về đích xã nông thôn mới nâng cao năm 2022, do vậy toàn bộ nhà văn hóa các thôn được xã đầu tư xây mới hoặc cải tạo, mở rộng khang trang, rộng rãi, sạch đẹp. Bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng thôn 2, xã Hoàng Hoa chia sẻ: Từ khi có nhà văn hóa, người dân trong thôn ai ai cũng vui mừng, phấn khởi vì giờ người dân đã có địa điểm rộng rãi, thoáng mát để tổ chức các hoạt động của thôn, nhất là các sự kiện lớn có nhiều người tham gia. Đây cũng là nơi người dân vui chơi, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao sau những giờ lao động mệt mỏi.

Các điểm Bưu điện văn hóa xã, Đài truyền thanh xã và hệ thống loa đến các thôn, xóm được cải tạo nâng cấp. Chất lượng các dịch vụ viễn thông và internet tiếp tục được nâng cao, hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh được triển khai hiệu quả đến cấp xã đảm bảo chất lượng. Công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý điều hành.

Ông Phan Duy Hợi, Bí thư thôn Chùa, xã Ngũ Kiên cho biết: Thôn Chùa là thôn đầu tiên của tỉnh xây dựng thành công mô hình thôn nông thôn mới thông minh. Tại đây, hệ thống camera an ninh đã phủ khắp xóm, toàn thôn phủ sóng 3G, 4G, 30/30 hộ kinh doanh đều có mã QR để người mua hàng thanh toán, 100% hộ dân đã gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số, xác định vị trí tọa độ trên GPS, thành lập các nhóm zalo… Nhờ vậy, người dân dễ dàng tiếp cận chủ trương, chính sách, pháp luật, tuyên truyền nếp sống văn minh…

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo phục vụ dần theo hướng hiện đại, văn minh. Hệ thống các siêu thị và các cửa hàng tiện ích cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nông thôn. Cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với với liên kết chuỗi giá trị, cơ sở hạ tầng các cụm làng nghề, ngành nghề nông thôn tiếp tục được đầu tư đồng bộ. Cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được hoàn thiện.

Vĩnh Phúc: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại trong xây dựng nông thôn mới
Vĩnh Phúc đang tập trung xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sạch tập trung tới người dân.

Việc xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang được tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn. Đây là tiêu chí cứng để đánh giá xã về đích nông thôn mới nâng cao. Theo đó, tỉnh đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác hiệu quả các công trình xử lý, cấp nước sinh hoạt tập trung (theo Nghị quyết 19/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh); hỗ trợ giá nước cho hộ dân nông thôn các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh khi sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung; tăng cường công tác quản lý, vận hành và khai thác công trình cấp nước sạch đảm bảo bền vững, hướng đến mục tiêu toàn dân sẽ được sử dụng nước sạch tập trung.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Tiến, Chủ tịch UBND xã Duy Phiên chia sẻ: Duy Phiên là một trong 03 xã của huyện Tam Dương phấn đấu về đích xã nông thôn mới nâng cao năm 2023. Qua quá trình triển khai xây dựng, chỉ tiêu về nước sạch tập trung được xem là chỉ tiêu khó hoàn thành nhất.

Theo quy định, tỷ lệ hộ dùng nước sạch tập trung trên toàn xã phải đạt trên 65%. Tuy nhiên theo thống kê, năm 2022 tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên toàn xã mới chỉ đạt 19,55%. Trong khi đó, tình trạng thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt vẫn đang diễn ra hàng ngày ở một số thôn trên địa bàn xã: Thôn Diên Lâm, thôn Đông, thôn Chùa, thôn Cuối…

Với nỗ lực đem nguồn nước sạch tập trung về với người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí về chất lượng môi trường sống, lãnh đạo xã đã báo cáo UBND huyện Tam Dương và chủ động đề xuất với Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc. Đầu tháng 8/2023, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc đã triển khai dự án Hệ thống cấp nước sạch xã Duy Phiên, huyện Tam Dương. Phấn đấu đến hết tháng 12/2023, Công ty sẽ hoàn thành dự án và cấp nước cho nhân dân sử dụng.

Để hoàn thiện tiêu chí về môi trường, chính quyền các cấp tiếp tục tuyên truyền vận động người dân phân loại rác tại nguồn, vệ sinh đường làng ngõ xóm, đồng thuận với chủ trương xây dựng nhà máy rác thải công nghệ cao tại các huyện để xử lý triệt để vấn đề rác thải sinh hoạt trên địa bàn, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ cuộc sống của người dân. Song song với đó là thu hút doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên xã, liên huyện ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Với những kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2023, tính đến hết tháng 11/2023, toàn tỉnh có 93 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 1 thôn đạt chuẩn thôn thông minh, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; duy trì 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 huyện, thành phố tiếp tục thực hiện duy trì đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô tiếp tục hoàn thành điều kiện, tiêu chí xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Bích Huệ -Ảnh Tuấn Nghĩa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load