Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 18/11/2024 23:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Vĩnh Phúc: Nên nhìn nhận hồ Đại Lải dưới góc nhìn là một khu du lịch

17:22 | 01/09/2020

(Xây dựng) - Vừa qua, các thông tin về hồ Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện nhiều với các nguồn thông tin khác nhau. Dù chưa được kiểm chứng một cách đầy đủ nhưng chúng tôi nghĩ các thông tin đó có những lý do về thực tế xây dựng công trình du lịch, nghỉ dưỡng ở khu vực này. Có điều, các thông tin đa phần nhìn nhận hồ Đại Lải chỉ là một hồ chứa nước thủy lợi thuần túy. Nhưng nếu nhìn đầy đủ hơn thì nên tiếp cận dưới góc nhìn hồ Đại Lải ngoài chức năng là công trình thủy lợi, còn là một khu du lịch, nghỉ dưỡng có giá trị phục vụ nhân dân Vĩnh Phúc và nhân dân trong cả nước.

vinh phuc nen nhin nhan ho dai lai duoi goc nhin la mot khu du lich
Nên nhìn nhận hồ Đại Lải dưới góc nhìn là một khu du lịch.

Hồ Đại Lải được xây dựng từ những năm 1959 - 1960, với chức năng chính là hồ chứa nước để phục vụ nông nghiệp cho huyện Sóc Sơn (Hà Nội), thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).

Xét thấy hồ Đại Lải ở một vùng được thiên nhiên ưu đãi, nơi đây có thể trở thành một khu du lịch, nghỉ dưỡng có giá trị, ngày 25/5/1994, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Văn bản số 723/TT-UB xin Chính phủ cho phép quy hoạch khu vực hồ Đại Lải thành Khu du lịch và kêu gọi các nhà đầu tư.

Ngày 4/7/1994, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3692/QHCT thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Phan Văn Khải về việc gọi vốn đầu tư xây dựng khu du lịch Đại Lải.

Năm 1996, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Trần Đức Lương cùng các Bộ, ngành Trung ương đến làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Một trong những vấn đề được quan tâm trên diễn đàn làm việc, đó là việc xây dựng hồ Đại Lải thành một khu du lịch nghỉ dưỡng vì nơi đây có địa hình phong phú và đa dạng, có mặt nước, núi, rừng, giao thông thuận tiện, gần sân bay quốc tế Nội Bài… Tư tưởng chỉ đạo của các nhà quy hoạch lúc đó: Quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh phải đưa hồ Đại Lải vào nghiên cứu như một tiềm năng phát triển du lịch.

Ngày 26/4/1996, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 20/TB thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Phan Văn Khải về quy hoạch khu vực hồ Đại Lải thành khu du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong kết luận của Phó Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… thống nhất giải quyết các vấn đề về đất đai và phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc để thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng.

Để chuẩn bị cho công tác quy hoạch hồ Đại Lải, ngày 24/4/2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Tờ trình số 1182/TT-UB gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin phê duyệt dự án “Nâng cao khả năng khai thác tổng hợp hồ chứa nước Đại Lải thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”. Dự án đã nêu: Diện tích tưới theo thiết kế ban đầu của hồ là 2.900ha. Diện tích tưới hiện nay là 1.200ha – 1.500ha

Thực tế đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do xây dựng công nghiệp và đô thị, trong điều kiện bình thường với tần suất 75% thì hồ vẫn thừa nước tưới. Có khả năng nâng mực nước chết của hồ lên mức +16,8m là điều kiện thuận lợi cho nhu cầu hoạt động du lịch và nuôi trồng thủy sản. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị: Cao trình khống chế các công trình kiến trúc không thấp hơn +21.5m (mực nước bình thường). Đất đai vùng ven hồ trong phạm vi dự án (vùng bán ngập được phép sử dụng từ bình độ mức +19.00m trở lên).

Cũng trong dự án nâng cao khả năng khai thác tổng hợp công trình hồ Đại Lải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp thuận cho các dự án: Dự án Đầu tư khu nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Trại Thị; Dự án Đầu tư tổ hợp sân golf và nghỉ mát Hà Nội; Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu sinh thái Đại Lải và khai thác du lịch khu vực đất đai ven lòng hồ Đại Lải.

Ngày 5/5/2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Công văn số 1871CV/BNN-TL “Về việc nâng cao khả năng khai thác tổng hợp công trình hồ Đại Lải” gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tại Công văn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: Thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời đề nghị việc cấp phép xây dựng được giải quyết theo Quyết định số 55/2004/QĐ- BNN ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Việc xây dựng các công trình phải đảm bảo pháp lệnh về khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi.

Ngày 12/8/2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 2006/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chung khu du lịch Đại Lải thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 đến 2020. Quy hoạch này đã xác định tính chất hồ Đại Lải: “Là khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, văn hóa nhân dân góp phần hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp và du lịch của thị xã Phúc Yên nói riêng theo xu hướng hiện đại hóa”. Phạm vi quy hoạch 2.088ha, quy mô dân số giai đoạn 2020 là 43.000 người. Ngoài ra, trong quy hoạch đã thực hiện phân khu chức năng và các quy định khác theo pháp luật quy định về quy hoạch.

Như vậy, việc quy hoạch xây dựng khu vực hồ Đại Lải đã được xác định tính chất một cách rõ ràng: Đây là khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, văn hóa nhân dân… Từ khi quy hoạch được phê duyệt, có thể nhìn nhận hồ Đại Lải không còn thuần túy là hồ chứa nước phục vụ công tác thủy lợi mà còn là một khu du lịch, nghỉ dưỡng.

Việc phê duyệt quy hoạch khu vực hồ Đại Lải của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự thỏa thuận của các Bộ, ngành, có sự chỉ đạo của Chính phủ. Việc đầu tư xây dựng một số công trình cụ thể UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Tờ trình xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài Tờ trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc còn gửi kèm theo “Báo cáo về việc ảnh hưởng của các dự án đầu tư khu vực lòng hồ Đại Lải tới khả năng trữ nước của hồ Đại Lải xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” (theo Văn bản số 06/BC-UB ngày 24/2/2005).

Như vậy việc phê duyệt quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tuân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy việc thanh tra, kiểm tra cũng phải tuân thủ các loại Văn bản đã được quy định trước đây, đồng thời ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật về thủy lợi còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về xây dựng. Đặc biệt với các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cũng phải tuân thủ các loại Văn bản này.

Chúng tôi cho rằng UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm phê duyệt điều chỉnh lại quy hoạch chung khu du lịch Đại Lải bởi quy hoạch chung khu du lịch Đại Lải giai đoạn 2005 – 2020 đã đến thời hạn phải rà soát, phê duyệt lại. Mặt khác, tình hình thực tế hơn 10 năm qua đã có nhiều thay đổi: Tình hình xây dựng công nghiệp, xây dựng đô thị phát triển đã thu hẹp đất nông nghiệp và đã làm thay đổi tính chất của khu vực này nên xác định lại diện tích tưới cho đất nông nghiệp còn lại bao nhiêu? Diễn biến của thời tiết khí hậu còn phù hợp với các cao trình cho phép xây dựng như các Văn bản quy định trước đây? Diện tích lấn chiếm lòng hồ thực tế là bao nhiêu (có thể xảy ra)? Cần xác định lại một số những số liệu mà các Văn bản trước đây nêu còn khác nhau như: Diện tích mặt hồ, các cao trình chuẩn cho việc xây dựng, phần diện tích được xây dựng dưới cao trình 21,5m (phần bán ngập); Xác định và cắm lại các mốc giới trong phạm vi bảo vệ lòng hồ, trong phạm vi cho phép xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia. Kiểm tra lại tình hình xây dựng các dự án và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm so với các văn bản quy định trước đây.

Trên cơ sở các tài liệu đánh giá điều tra hiện trạng, dự báo tình hình phát triển làm cơ sở để UBND tỉnh phê duyệt lại quy hoạch khu du lịch hồ Đại Lại cho giai đoạn 2020 và những năm tiếp theo.

Trong xây dựng, việc đào, lấp là việc làm cần thiết để phục vụ cho công tác xây dựng. Vì vậy cần phải có những quy định quản lý chặt chẽ các chủ đầu tư trong hoạt động xây dựng đối với các công trình xây dựng quanh hồ và đối với những công trình đặc biệt xây dựng trên mặt hồ phục vụ du lịch. Cần phải có đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án để đảm bảo ngoài việc phục vụ cho du lịch nghỉ ngơi nhưng phải đảm bảo an toàn cho hồ chứa trong việc phục vụ nông nghiệp và thoát lũ.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load