Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 28/08/2024 13:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

19:19 | 10/04/2023

(Xây dựng) – Cầu vượt dành cho người đi bộ được xây dựng nhằm giúp người đi bộ có thể sang đường một cách an toàn hơn, đồng thời đảm bảo cho các phương tiện di chuyển trên đường không bị cản trở. Tuy nhiên, một số cây cầu hiện nay lại đang được sử dụng không đúng mục đích ban đầu.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Tại khu vực cầu đi bộ nối tiếp giữa trường THCS Dịch Vọng và trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) vào giờ cao điểm, tình trạng người đi bộ qua đường không sử dụng cầu vượt xảy ra hàng ngày. Theo ghi nhận của phóng viên, cứ chưa đầy 5 phút lại có một nhóm học sinh băng qua đường bất chấp xe cộ qua lại.

Hiện nay, tại Hà Nội ngày càng có nhiều cầu vượt được xây dựng, đặc biệt là tại các vị trí giao lộ, khu vực xung quanh bệnh viện, trường học và các điểm có mật độ giao thông đông đúc với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ trong việc di chuyển qua đường an toàn mà giao thông không bị ảnh hưởng. Đến nay, theo thống kê đã có khoảng 70 cầu bộ hành được xây dựng nhưng phần lớn người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng cầu để qua đường.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Một số người dân bất chấp nguy hiểm băng qua dải phân cách sang đường trong khi cầu bộ hành chỉ cách đó vài chục mét. Tình trạng này cũng diễn ra thường xuyên tại đường Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?
Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Cầu đi bộ trước cổng Bệnh viện Bạch Mai (Đống Đa) được người kinh doanh chiếm dụng để buôn bán gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của người đi bộ, mặc dù có biển cấm ngay dưới chân cầu, khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Một thực trạng đáng buồn khác là một số cầu vượt đi bộ bị xuống cấp, luôn trong tình trạng mất vệ sinh, nhếch nhác khiến người dân e sợ khi sử dụng.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Ban ngày là vậy nhưng từ chập tối đến khuya, cầu vượt lại được sử dụng “triệt để” khi có rất nhiều “nam thanh, nữ tú”, các bạn sinh viên tụ tập trên cầu với nhiều mục đích khác nhau. Bất chấp biển cấm "tụ tập ăn uống, bán hàng, vứt rác trên cầu", nhiều bạn trẻ biến cầu vượt bộ hành trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy) thành nơi giải trí.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Đáng chú ý, nhiều người xem nơi đây thành địa điểm ăn uống, đàn hát, tất cả vô tư ngồi kín mặt cầu, gây mất trật tự ảnh hưởng đi lại của người dân.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Đây được xem là điểm hóng gió và ngắm thành phố về đêm quen thuộc của rất nhiều bạn trẻ và đôi khi còn rơi vào tình trạng “hết chỗ” để ngồi.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Thậm chí lối cầu thang đi lên xuống cũng bị chiếm dụng để ngồi buôn chuyện.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Cô Hồng – một người dân sống tại đường Hồ Tùng Mậu cho biết, tình trạng người dân thản nhiên băng qua đường thay vì sử dụng cầu bộ hành khá phổ biến. Nhiều người muốn qua đường đành chọn cách đi qua giải phân cách bất chấp có thể nguy hiểm bởi cầu vượt cho người đi bộ đã “hết chỗ để đi”.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Sự xuất hiện của quá đông các bạn trẻ khiến “những vị khách chân chính” của cây cầu có phần e dè khi có nhu cầu sang đường.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?
Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Sau những đêm tụ tập, sáng hôm sau trên cầu vượt ngập rác thải.

Trước thực trạng trên, thiết nghĩ ngoài tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành của chính người đi bộ, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có như vậy, cầu vượt bộ hành mới thực sự được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng.

Lý Thị Băng
Sinh viên thực tập

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy

    (Xây dựng) - Để tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trong khu dân cư, UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”.

  • Việt Nam có trên 400 công trình xanh

    (Xây dựng) - Theo số liệu thống kê của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), đến hết tháng 4/2024, số lượng công trình xanh trên cả nước đã đạt được khoảng trên 400 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10 triệu m2.

  • Hà Nội: Phân luồng tổ chức giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) - Trước tình hình lượng phương tiện tăng cao trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã đưa ra phương án phân luồng giao thông, tránh tình trạng ùn tắc kéo dài.

  • Trung Lương (Hà Tĩnh): Triển khai nhiều công trình xây dựng phường chuẩn đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Để hoàn thiện các tiêu chí xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh, phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều công trình, phần việc nhằm hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí.

  • Thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai Nghị quyết 98

    (Xây dựng) - Chiều 27/8, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã chủ trì họp triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thị sát công trường dự án cao tốc Bắc – Nam

    (Xây dựng) – Để kịp thời nắm bắt tình hình triển khai và những vướng mắc đang cản trở tiến độ dự án trọng điểm quốc gia qua địa bàn, người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng lãnh đạo các đơn vị, địa phương đã tổ chức thị sát hiện trường; chỉ đạo các chủ thể có liên quan tích cực phối hợp, nhanh chóng khơi thông các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load