Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 22:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đồng Nai: Khóc ròng với “con đường đau khổ” ở ngã ba Phát Triển

22:22 | 18/09/2024

(Xây dựng) - Đường Hoàng Văn Bổn nối với Quốc lộ 1 (tại khu vực ngã ba Phát Triển) vào xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) qua khu vực đông dân cư nhưng nhiều năm nay bị “cày nát”, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

Đồng Nai: Khóc ròng với “con đường đau khổ” ở ngã ba Phát Triển
Đường Hoàng Văn Bổn, nơi được gọi là “con đường đau khổ” từ nhiều năm nay. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Đường Hoàng Văn Bổn dài 3km, nằm trên địa bàn phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Mỗi ngày, con đường này “gánh” lượng xe quá lớn di chuyển từ Quốc lộ 1 vào xã Thiện Tân, hoặc đến cầu Thủ Biên (thuộc xã Thiện Tân) để sang tỉnh Bình Dương và ngược lại. Trong khi đó, ngay điểm đầu của đường, nơi giao với Quốc lộ 1 mà người dân thường gọi là ngã ba Phát Triển cũng là một điểm “nóng” về ùn ứ giao thông từ nhiều năm nay.

Nhận phản ánh liên tục từ người dân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã nhiều lần có mặt tại “con đường đau khổ” này để ghi nhận thực trạng. Đường nhỏ hẹp lại bị xuống cấp, hư hại thảm hại, nhiều đoạn bị xe tải phá nát, khi mưa thì trở thành... ao nước, còn ngày nắng thì bụi bay mù mịt. Bất kể giờ giấc, trên tuyến này xe tải nặng luôn chạy theo từng đoàn. Do đường hẹp, nhiều đoạn xe chạy hướng ngược lại phải nhường đường cho xe ở làn bên đi qua rồi mới có thể nối đuôi nhau nhích tiếp từng chút.

Trong khi đó, lượng xe máy, xe đạp, đặc biệt vào giờ cao điểm học sinh, công nhân phải luồn lách giữa nhiều xe tải nặng, xe container, leo cả lên lề đường trong khi lề đường cũng hư hại nặng, rất nguy hiểm. “Đường bị băm nát, không thể gọi là đường. Tình trạng này kéo dài từ năm này qua năm khác nhưng vẫn không được sửa chữa”, bà Nguyễn Thị Hoài, người dân tại khu vực này bức xúc nói.

Đồng Nai: Khóc ròng với “con đường đau khổ” ở ngã ba Phát Triển
Tuyến đường là nơi xe tải, xe ben cũng như học sinh, công nhân qua lại rất đông. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Theo UBND phường Tân Biên, đường Hoàng Văn Bổn xuống cấp trầm trọng từ nhiều năm nay. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, năm nào người dân cũng phản ánh rất mạnh, đề nghị sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Văn Bổn mà họ mệnh danh là “con đường đau khổ”. Tuy nhiên, dù người dân “khóc ròng”, bao năm nay, đường vẫn không được nâng cấp, sửa chữa, gây mất an toàn giao thông và trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân.

Cũng theo UBND phường Tân Biên, phường đã nhiều lần kiến nghị lên UBND thành phố Biên Hòa và đơn vị này cũng đã nhiều lần gửi văn bản lên Sở Giao thông vận tải, lên UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị duy tu, sửa chữa đường Hoàng Văn Bổn.

Cụ thể, văn bản đề ngày 9/8/2023 của UBND thành phố Biên Hòa gửi UBND tỉnh Đồng Nai có nội dung: Từ giữa năm 2022, sau khi xét xem các đề nghị của UBND phường Tân Biên và Phòng Quản lý đô thị thành phố Biên Hòa về việc duy tu, sửa chữa đường Hoàng Văn Bổn, UBND thành phố Biên Hòa đã có văn bản báo cáo lên Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.

Ngày 16/9/2022, UBND thành phố Biên Hòa tiếp tục có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (đơn vị đầu tư xây dựng đường ĐT 768 trong đó có đường Hoàng Văn Bổn theo hình thức BOT) có phương án duy tu, sửa chữa đường.

Tháng 10/2022, UBND thành phố Biên Hòa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai về tình hình tuyến đường Hoàng Văn Bổn. Ngày 12/7/2023, UBND thành phố Biên Hòa tiếp tục có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, xử lý tình trạng xuống cấp đường Hoàng Văn Bổn.

Đồng Nai: Khóc ròng với “con đường đau khổ” ở ngã ba Phát Triển
Dù đã nhiều năm “kêu cứu”, đường Hoàng Văn Bổn vẫn không được nâng cấp, sửa chữa. (Ảnh: Nguyễn Đức)

“Tuyến đường Hoàng Văn Bổn vẫn chưa được duy tu, sửa chữa, tình trạng xuống cấp, hư hỏng ngày càng trầm trọng, gây mất an toàn giao thông trong khu vực. Do đó, UBND thành phố Biên Hòa tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai xem xét, chỉ đạo Sở Giao thông vận tải làm việc với Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức khẩn trương khắc phục tình trạng xuống cấp của tuyến đường Hoàng Văn Bổn nhằm đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị” - văn bản đề ngày 9/8/2023 của UBND thành phố Biên Hòa báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai ghi rõ.

Như vậy, từ đầu năm 2022, UBND phường Tân Biên và UBND thành phố Biên Hòa đã liên tục “kêu cứu” về con đường Hoàng Văn Bổn. Cũng trong tháng 10/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản giao Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xử lý. Dù đã “kêu” nhiều lần như vậy, nhưng đến nay “con đường đau khổ” Hoàng Văn Bổn vẫn là nỗi ám ảnh như cũ, có thể nói đây “con đường tệ hại nhất tỉnh Đồng Nai” trong nhiều năm nay.

Ngày 18/9, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, một lãnh đạo UBND phường Tân Biên cho biết, thực trạng tuyến đường Hoàng Văn Bổn hư hỏng, xuống cấp trầm trọng đã gây ảnh hưởng nặng nề đến việc đi lại của người dân, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong khu vực. “Chúng tôi được thông tin là hiện tuyến đường Hoàng Văn Bổn đã được đơn vị quản lý trước đó là Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức bàn giao cho tỉnh. Tỉnh có quyết định cho sửa chữa bằng ngân sách, nhưng do có vướng mắc nào đó theo Luật Đầu tư công, rồi khó khăn trong nhiều công đoạn khác như giải tỏa, đền bù nên có thể phải 3 năm nữa mới có thể duy tu, sửa chữa…”, lãnh đạo UBND phường Tân Biên chia sẻ.

Đồng Nai: Khóc ròng với “con đường đau khổ” ở ngã ba Phát Triển
Đường hư hại kéo dài, các hộ dân sinh sống, kinh doanh hai bên đường cũng “khóc ròng”. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Hiện nay, nhằm đảm bảo cho các phương tiện, người dân đi lại an toàn trong mùa mưa, phường Tân Biên đã kêu gọi các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ kinh phí, cũng như máy móc để sửa chữa tạm đoạn đường hư hỏng nặng nhất. Các lực lượng của phường đã thực hiện vá dặm, khắc phục được một đoạn đường hơn 1km, qua đó giảm thiểu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Ông Nguyễn Bôn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, trước mắt Sở ghi nhận ý kiến và sẽ có đề xuất hướng xử lý tạm cho tuyến đường này. “Sở sẽ báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai, trước mắt cho thực hiện sửa chữa đột xuất các đoạn bị hư hỏng, bảo đảm giao thông được thuận tiện. Song song đó, dự án nâng cấp, mở rộng sẽ, đang được tiếp tục thực hiện...”.

Nguyễn Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load