Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 14:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Vì sao 5 năm qua Hà Nội chưa cấp thêm giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke?

15:27 | 19/08/2022

(Xây dựng) - Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phòng cháy chữa cháy, tiền thuê đất thương mại dịch vụ…chi phí hơn hàng chục tỷ đồng, nhưng chủ cơ sở “ngoắc ngoải” vì không được cấp phép hoạt động dịch vụ karaoke.

vi sao 5 nam qua ha noi chua cap them giay phep kinh doanh dich vu karaoke
5 năm qua, chưa trường hợp nào được cấp phép mới kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Hà Nội.

Ông T.T.T - một người đầu tư mở dịch vụ karaoke cho biết, năm 2015 ông đầu tư cơ sở kinh doanh ăn uống và dịch vụ karaoke tại 292 Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Để tiện công việc kinh doanh, ông Toàn thuê quản lý nhà hàng và kinh doanh karaoke là anh N.N.Q; đồng thời anh Q. đứng tên giấy phép đăng ký kinh doanh do Phòng Văn hóa quận Hoàn Kiếm cấp năm 2016.

Theo ông Toàn, địa chỉ kinh doanh karaoke tại 292 Bạch Đằng đã được cấp phép cho 10 phòng với đầy đủ điều kiện như: âm thanh, ánh sáng, cách âm, diện tích phòng, Biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy…

Năm 2020, để bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19, cơ sở tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, hết dịch mở cửa hoạt động trở lại thì không được phép kinh doanh nữa, lý do nhân viên quản lý nghỉ không còn làm việc, nhưng không sang tên giấy phép. Với số tiền đầu tư 16 tỷ đồng phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh karaoke và ăn uống nhưng phải ngừng hoạt động đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Chỉ riêng tiền thuế đất thương mại dịch vụ tại đây là 800 triệu đồng/năm.

Quận, huyện có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: “Theo phân cấp của thành phố, việc cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke do quận, huyện thực hiện. Tuy nhiên, 5 năm qua, các quận, huyện chưa cấp giấy phép mới trường hợp nào kinh doanh dịch vụ karaoke, điều này cũng tạo ra một số khó khăn cho doanh nghiệp và cần được xem xét giải quyết dứt điểm”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây, sau vụ cháy nghiêm trọng tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy làm 13 người thiệt mạng, Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo quyết liệt để tăng cường công tác quản lý phòng cháy chữa cháy ở tất cả lĩnh vực, địa điểm, các công trình, đặc biệt khu chung cư cao tầng, khu đông dân cư, các cơ sở kinh doanh đông người, các cơ sở dịch vụ karaoke, vũ trường, vui chơi giải trí…

Tại Thông báo số 456-TB/TU ngày 2/11/2016, Kết luận của Thường trực Thành ủy, trong đó yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo; Giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố, các quận, huyện, thị xã tạm dừng cấp phép kinh doanh karaoke, vũ trường.

Tiếp đó, tại Thông báo số 146-TB/TU ngày 3/7/2018, Kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội nêu rõ: Trên cơ sở kết quả rà soát hiện trạng việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy, quận, huyện nào đủ điều kiện thì xem xét, quyết định cho phép tiếp tục cấp phép kinh doanh karaoke, vũ trường, các khu vui chơi, giải trí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Cần “sòng phẳng” với cơ sở đủ điều kiện kinh doanh

Các doanh nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào kinh doanh karaoke rất cần sự công bằng trong kinh doanh khi người kinh doanh tuân thủ theo quy định của pháp luật.

UBND Thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3317/UBND-NC về việc chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về công tác phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố. Văn bản nêu rõ: “Giao Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chủ trì, phối hợp triển khai rà soát lại toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường. Trên cơ sở rà soát hiện trạng việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quận, huyện nào đủ điều kiện thì xem xét, cho phép tiếp tục cấp giấy phép kinh doanh, vũ trường”.

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng cho biết, Sở với chức năng là cơ quan tham mưu cho thành phố về công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa, karaoke, vũ trường theo thẩm quyền. Trên cơ sở rà soát hiện trạng thấy rằng, việc tạm dừng cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với những cơ sở kinh doanh đủ điều kiện theo quy định pháp luật đã làm phát sinh nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước, tạo những bức xúc cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật có nhu cầu kinh doanh. UBND cấp huyện kiến nghị với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND Thành phố cho phép UBND cấp huyện tiếp tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước; đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa karaoke, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề xuất Thành phố giao các quận, huyện, thị xã tổng hợp thống kê, phân loại, lập danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật; Giao Công an thành phố chủ trì phối hợp với các quận, huyện, thị xã các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp về công tác phòng chống cháy, nổ và cứu hộ, cứu nạn, an ninh trật tự và tệ nạn xã hội tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố; phối hợp thẩm định điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh do quận, huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

vi sao 5 nam qua ha noi chua cap them giay phep kinh doanh dich vu karaoke

“Các doanh nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào kinh doanh karaoke rất cần sự “sòng phẳng” hay nói cách khác là sự công bằng trong kinh doanh khi người kinh doanh tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vì thế, cơ quan quản lý cũng cần "sòng phẳng” với những cơ sở kinh doanh đủ điều kiện cho hoạt động, còn không đủ điều kiện thì yêu cầu chấm dứt, giải thể để không làm khó cho chính quyền địa phương khi làm “chui” kéo theo đằng sau là hệ lụy thuốc lắc, ma túy… 5 năm qua là thời gian của cả một nhiệm kỳ đủ để có khoảng lùi nhất định cho việc chỉnh sửa, sửa đổi”- đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nói.

Tuấn Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load