Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 22:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Vân Hồ (Sơn La): Khai thác than trái phép, Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La đang “băm nát” núi rừng?

15:25 | 14/10/2020

(Xây dựng) – Được cấp phép khai thác theo hình thức hầm lò tại mỏ than Suối Bàng, xã Suối Bàng (Vân Hồ, Sơn La), nhưng trên thực tế, nhiều năm qua Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La lại ngang nhiên khai thác than theo hình thức lộ thiên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân các bản: Pưa Ta, Bản Bó, Nà Lồi và Suối Khẩu... tàn phá nhiều héc-ta rừng tự nhiên.

van ho son la khai thac than trai phep cong ty co phan khoang san son la dang bam nat nui rung
Hàng trăm héc-ta rừng đã bị “đánh cắp” bởi việc khai thác của Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La.

Có mặt tại điểm mỏ Suối Bàng, xã Suối Bàng vào những ngày giữa tháng 10/2020, xuất hiện trước mắt phóng viên Báo điện tử Xây dựng là một “đại công trường” khai thác than nằm cheo leo trên vách núi, máy móc bốc xúc và xe tải vận chuyển hoạt động rầm rộ. Tại đây, màu xanh của rừng phần nào đã bị thay thế bởi đất, đá thải và màu đen của than.

Cấp phép một đằng, khai thác một nẻo

Theo tìm hiểu được biết, ngày 30/8/2011, UBND tỉnh Sơn La cấp giấy phép khai thác than số 1975/QĐ-UBND, cho phép Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La (có địa chỉ tại tổ 6, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) được khai thác than tại điểm mỏ than Suối Bàng, xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu (nay là huyện Vân Hồ) bằng phương pháp khai thác hầm lò. Trữ lượng khai thác 237.500,0 tấn; công suất khai thác 25.000,0 tấn/năm; thời hạn khai thác 10 năm.

Theo giấy phép số 1975, hoạt động khai thác chỉ được tiến hành sau khi Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La nộp thiết kế mỏ, thông báo về giám đốc điều hành mỏ, kế hoạch khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, ký quỹ môi trường, ký hợp đồng thuê đất và đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ quan Nhà nước có thầm quyền theo quy định của pháp luật.

Giấy phép cấp là vậy, thế nhưng, suốt nhiều năm qua Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La và Công ty TNHH MTV Sơn Trường (đơn vị liên doanh khai thác) lại ngang nhiên khai thác theo hình thức lộ thiên, đào xới tan hoang, thậm chí san nhiều quả đồi với diện tích lên đến vài héc-ta. Không những vậy, đơn vị khai thác còn ngang nhiên đổ thải áp theo dọc triền núi, chất thải theo đó trôi theo dòng nước vào suối, sông, hồ, vào làng bản, ruộng lúa của người dân.

Theo tìm hiểu được biết, năm 2016, Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La có ký Hợp đồng kinh tế liên doanh khai thác than với Công ty TNHH Nam Thọ.

Ngày 15/01/2017, Công ty TNHH Nam Thọ có ký văn bản thỏa thuận 3 bên về việc chuyển nhượng hợp đồng khai thác than với Công ty TNHH MTV Sơn Trường ở địa chỉ tổ 2, khu Hoàng Hoa Thám, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La).

van ho son la khai thac than trai phep cong ty co phan khoang san son la dang bam nat nui rung
Đại công trường khai thác “vàng đen” theo phương pháp lộ thiên.

Theo đó, Công ty TNHH Nam Thọ đã chuyển nhượng khai thác mỏ than ở xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho Công ty TNHH MTV Sơn Trường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, sau khi ký kết hợp đồng thỏa thuận 3 bên, Công ty TNHH MTV Sơn Trường đã không thực hiện đúng cam kết như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, liên tục để xảy ra sai phạm trong quá trình khai thác.

Cuộc sống đảo lộn dưới mỏ “vàng đen”

Những tưởng việc khai thác than sẽ khiến kinh tế vốn khó khăn của địa phương có phần khởi sắc, đời sống của người dân sẽ được cải thiện, nâng cao nhờ các dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, gần một thập kỷ trôi qua, người dân nơi đây luôn phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy từ việc khai thác than bừa bãi, bất chấp các quy định của pháp luật. Thậm chí, nhiều người dân đã phải chuyển làng, bản ra nơi ở mới.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, một người dân đang sinh sống tại bản Bó cho biết: “Việc khai thác than ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của chúng tôi. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt do người dân dẫn nước từ các khe suối trên đỉnh núi về để dùng. Bênh cạnh đó là khói bụi do vận chuyển than và nước bẩn chảy vào ruộng khiến chết lúa và hoa màu chết”.

“Người dân đã phản ánh nhiều lần, cả xã, huyện, tỉnh cũng đã xuống kiểm tra nhưng vẫn thấy làm bình thường. Có lần trên tỉnh cả chục xe xuống, sau đó thấy dừng một, hai tuần rồi lại thấy làm bình thường. Vừa rồi, một số hộ dân đã phải rời đi lập bản mới vì ô nhiễm, sạt lở không ở được”, người dân bức xúc.

van ho son la khai thac than trai phep cong ty co phan khoang san son la dang bam nat nui rung
Việc đổ thải trái phép diễn ra trước sự “bất lực” của chính quyền địa phương.

Bị ảnh hưởng nghiêm trọng gần đó là gia đình anh Đình Bằng, chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, anh Bằng cho biết: “Việc xe chở than chạy qua bản đã gây ra rất nhiều khói bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân đặc biệt là các bệnh về hô hấp. Mỗi lượt vận chuyển có khoảng 10 chiếc xe tải, có những khi xe chạy cả đêm”.

Chính quyền buông lỏng quản lý?

Trước sức tàn phá khủng khiếp của việc khai thác tới môi trường rừng, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với UBND xã Suối Bàng.

Trao đổi với phóng viên, ông Mùi Văn Huấn – Phó Chủ tịch UBND xã Suối Bàng cho biết: “Vừa rồi, xã mới có thay đổi về nhân sự, tôi mới tiếp quản nên cũng không nắm sâu về việc khai thác mỏ. Về phía xã thì hàng tháng đều có lên mỏ kiểm tra và có văn bản báo cáo lên huyện về những vấn đề tồn tại tại các mỏ khai thác than trên địa bàn để huyện có phương án xử lý”.

Về việc phản ánh của người dân, ông Huấn khẳng định: “Việc người dân phản ánh về việc khai thác than ảnh hưởng tới cuộc sống là có. Thứ nhất là ảnh hưởng tới môi trường, khói bụi trong quá trình vận chuyển than xuống bãi tập kết; thứ hai là việc ô nhiễm nguồn nước”.

Cùng làm việc với ông Huấn, ông Đinh Văn Đức, cán bộ địa chính - xây dựng xã lại khẳng định mỏ than đang nghỉ và không có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, khi phóng viên cung cấp những hình ảnh vừa ghi nhận 1 tiếng trước về việc bãi than vẫn có hoạt động và đang trực tiếp đổ thải lấn rừng thì vị cán bộ này lại cúi đầu im lặng.

Theo tài liệu phóng viên có được, ngày 22/01/2020, UBND tỉnh Sơn La đã có Văn bản số 169/UBND-KT về việc tạm dừng hoạt động khai thác than và khắc phục các tồn tại mỏ than Suối Bàng, xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ.

Tại văn bản này, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La nghiêm túc thực hiện việc dừng hoạt động khai thác than và khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường, chứng nhận đầu tư và các hồ sơ, thủ tục khác có liên quan tới việc khai thác.

van ho son la khai thac than trai phep cong ty co phan khoang san son la dang bam nat nui rung
Những chiếc xe chở than đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó việc khai thác của Công ty Cổ phần Khoáng sản Sơn La tại mỏ Suối Bàng cũng đã nhiều lần bị “tuýt còi” và buộc dừng hoạt động. Vậy nhưng không hiểu vì lý do gì, việc khai thác vẫn được diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật. Phải chăng chính quyền đã quá “lỏng tay” trong việc xử lý vi phạm? Hay có thế lực nào đó đã “chống lưng” cho doanh nghiệp này “oanh tạc” hàng trăm héc-ta rừng?

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin.

Kim Thoa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load