Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 04:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Vai trò không thể thiếu của công nghệ trong lĩnh vực logistics

20:56 | 16/08/2023

(Xây dựng) – Trong lĩnh vực logistics đầy cạnh tranh tại Việt Nam, các doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ mới sẽ đẩy tương lai của mình vào thế rủi ro.

Vai trò không thể thiếu của công nghệ trong lĩnh vực logistics
Sự bùng nổ của công nghệ mới đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics cần nhanh chóng thay đổi cách thức hoạt động (ảnh: Pexels).

Trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, logistics là một trong tám ngành được ưu tiên.

Sự bùng nổ của công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), đồng nghĩa với việc doanh nghiệp logistics cần nhanh chóng thay đổi cách thức hoạt động, nếu không họ có thể để mất cơ hội kinh doanh vào tay các đơn vị đã triển khai chuyển đổi.

Tuy nhiên, thay đổi không phải là việc đơn giản. Sau năm 2019 và giai đoạn đại dịch, doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lực, thách thức về tài chính và tính phức tạp của việc ứng dụng rộng rãi công nghệ mới. Để vượt qua những khó khăn này, họ cần kết hợp những ý tưởng mới một cách chỉn chu với các năng lực vững chắc để duy trì hoạt động. Doanh nghiệp muốn vừa tìm thấy sự cân bằng, vừa tạo ra thay đổi trong bối cảnh hiện nay sẽ cần tới sự lãnh đạo thông minh và điều chỉnh linh hoạt.

Vai trò không thể thiếu của công nghệ trong lĩnh vực logistics
Tiến sỹ Scott McDonald (bên trái) và sinh viên Ngô Ngọc Anh Khuê (bên phải), Khoa Kinh doanh - Đại học RMIT Việt Nam.

Một nghiên cứu từ năm 2020 cho biết, hơn 80% người lao động trong ngành logistics được đào tạo theo hình thức “nghề dạy nghề” (tức không được đào tạo bài bản từ trước). Một nghiên cứu khác thì chỉ ra rằng việc thiếu hụt lao động lành nghề là rào cản đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong doanh nghiệp logistics Việt Nam (theo khoảng 37,1% số doanh nghiệp được khảo sát). Ngoài ra, thiếu hụt tài chính cũng khiến họ không có điều kiện ứng dụng các hệ thống máy tính này – đây là vấn đề mà 50,5% doanh nghiệp trong nghiên cứu trên phải đối mặt.

Khoảng 95% các công ty logistics Việt Nam được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ thường bị hạn chế về vốn và vẫn đang trong giai đoạn đầu áp dụng CNTT. Điều này khiến họ khó có thể cải thiện doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp này thường sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, khiến khó tương thích khi kết hợp. Điều này sẽ cản trở việc kết nối với các mắt xích quan trọng trong quy trình logistics như Hải quan hay cảng.

Giữa bối cảnh công nghệ và tự động hóa đang lan rộng nhanh chóng trong thế giới logistics toàn cầu, doanh nghiệp Việt có thể sẽ tụt hậu và gặp bất lợi so với đối thủ. Vậy làm thế nào để họ có thể đối phó với những vấn đề này?

Một cách hay là hợp tác với doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhằm chia sẻ ý tưởng và kỹ năng. Điều này có thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt sẽ nhận được trợ giúp quan trọng về công nghệ và tài chính. Hợp tác cũng giúp tạo ra các kết nối thương mại tốt hơn và mở ra cánh cửa đến với thị trường toàn cầu. Chẳng hạn, khi hợp tác với các “ông lớn” trong ngành như Maersk, doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận các công cụ chuyên dụng giúp doanh nghiệp mình hoạt động hiệu quả hơn.

Để đối phó với tình trạng công nghệ thiếu thống nhất trong lĩnh vực logistics, một giải pháp hay khác là sử dụng một hệ thống duy nhất kết hợp nhiều phần mềm khác nhau, giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn và tiết kiệm tiền. Một hệ thống như vậy cũng cung cấp cho doanh nghiệp thông tin tức thì và giúp họ tìm ra cách làm thế nào để chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả hơn.

Sử dụng phần mềm dựa trên công nghệ đám mây, AI và học máy là một số lựa chọn khác. Những công cụ này có thể tự động hóa nhiều quy trình, cải thiện hơn nữa hoạt động logistics và đem lại kết quả chính xác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có thể thử nghiệm sử dụng blockchain. Công nghệ này cho phép chia sẻ thông tin giữa nhiều người mà không cần bộ phận kiểm soát trung tâm và thông tin tồn tại như một bản ghi vĩnh viễn mà mọi người đều có thể truy cập. Blockchain cũng nâng cao tính minh bạch và ngăn chặn sai sót trong thông tin. Ngoài ra, một số loại hợp đồng thông minh có thể tự động thực hiện nhiều công việc trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như đặt hàng, thanh toán và kiểm tra xem mọi việc có tuân thủ quy tắc hay không.

Đồng thời, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là lập ra kế hoạch bài bản để tăng sự hài lòng của khách hàng. Để khiến khách hàng ngày càng hài lòng, doanh nghiệp cần tập trung giúp các quy trình như vận tải, ứng dụng công nghệ và xử lý lưu bãi trở nên trơn tru hơn.

Công nghệ đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam và cách vận chuyển hàng hóa trên khắp đất nước. Với các công nghệ như máy tính thông minh (hay AI), internet vạn vật và rô-bốt, ngành logistics trên toàn cầu đang thay đổi. Liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp những thay đổi này và phát triển hay không? Hãy cùng đón xem tương lai sẽ ra sao.

*Bài viết trên là nhận định của Tiến sỹ Scott McDonald và sinh viên Ngô Ngọc Anh Khuê đến từ Khoa Kinh doanh - Đại học RMIT Việt Nam.

Diệu Anh (ghi)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hậu Giang: Phát động phong trào thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND phát động phong trào thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo Kế hoạch này, các đối tượng thi đua là: Khối UBND huyện, thị xã, thành phố; Khối UBND xã, phường, thị trấn; Khối các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Thời gian thi đua bắt đầu từ ngày 10/10-10/12.

  • Phú Thọ: Tổ chức hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh năm 2024.

  • Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

  • Viettel đạt vùng phủ 4G đến 95% dân số, đóng góp vào mục tiêu chuyển đổi số quốc gia

    (Xây dựng) - Tính đến ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 (10/10), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt vùng phủ 4G đến 95% dân số, đáp ứng hoàn thành sớm nhất lộ trình tắt sóng 2G trên toàn quốc.

  • Hà Tĩnh phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm 2024. Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương về chuyển đổi số; đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

  • Bắc Ninh: Chuyển đổi số - Bước đột phá nâng cao chất lượng sống người dân

    (Xây dựng) - Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số tại tỉnh Bắc Ninh đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đạt được những kết quả nổi bật. Người dân từng bước thụ hưởng các thành quả, lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load