(Xây dựng) - Với sự phát triển của các loại hình kinh doanh, việc sử dụng chung cư để làm nơi kinh doanh không hiếm gặp. Vậy có phải mọi chung cư đều được dùng để kinh doanh không? Việc tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, có bị phạt không, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP cấm hành vi:
Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Đồng thời, Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 cũng cấm hành vi:
Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hành vi tự ý sử dụng căn hộ chung cư để ở sang kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị phạt hành chính và có thể bị xử phạt theo một trong các mức nêu tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP sau đây:
Từ 20 - 40 triệu đồng: Kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư (Điểm d Khoản 1 Điều 70) hoặc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở (Điểm e Khoản 1 Điều 70).
Từ 60 - 80 triệu đồng: Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực/phần sở hữu riêng trong nhà chung cư (Điểm b Khoản 2 Điều 70); Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung/diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp (Điểm d Khoản 2 Điều 70).
Khánh Diệp
Theo