Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 07:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi “soi đường cho quốc dân đi”

10:00 | 18/05/2023

(Xây dựng) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng, nhà cách mạng vĩ đại, là lãnh tụ thiên tài của đất nước, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào, độc lập cho nước nhà, tự do, bình đẳng cho người dân mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi “soi đường cho quốc dân đi”
Bác Hồ về thăm Nhà máy Xi măng Hải Phòng (năm 1957).

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc, gồm tư tưởng về giải phóng dân tộc, giai cấp, giành độc lập, tự do và giải phóng con người; Tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của quần chúng, quyền làm chủ của Nhân dân; Tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng về chiến tranh Nhân dân, quốc phòng toàn dân; Tư tưởng đoàn kết, hợp tác quốc tế, xây dựng phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tư tưởng về xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ của Nhân dân; Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,…

Đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống lý thuyết phong phú, tinh tế, nổi bật là các đức tính, chuẩn mực về lối sống, là bản lĩnh biết quên mình, biết vượt qua toan tính cá nhân để vì mọi người chứ không vì mình, vị tha và độ lượng chứ không ích kỷ, hẹp hòi. Đạo đức của Người là đạo đức cao cả của một trí thức vĩ đại, người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm cách mạng nhất quán, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Bác là một nhà đạo đức học minh triết cao siêu, tối thượng, không chỉ là đạo đức cách mạng mà còn là đạo đức hành động.

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử tài tình, luôn khiêm nhường, lịch thiệp, nhã nhặn, chân tình, nồng hậu, linh hoạt, chủ động và biến hoá. Trước đồng chí, trước Nhân dân và trước kẻ thù, đối tác Người luôn thông thái, uyển chuyển, khôn khéo, được việc, được người. Đó là phong cách hài hoà, nhuần nhuyễn giữa văn hoá Đông - Tây. Phong cách làm việc của Bác khoa học, nói đi đôi với làm, làm việc gì cũng điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin. Theo Bác “Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng”. Bác làm việc có chương trình, kế hoạch, luôn đổi mới sáng tạo, không bảo thủ, cố chấp. Người cho rằng “Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột chân, cột tay người ta”, “Muốn tiến bộ phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”,…

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc. Di sản đó đã làm nên một Danh nhân văn hoá hàng đầu của nhân loại. Đó là năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá thế giới. Lời Bác từ năm 1948 khẳng định như một chân lý thời đại “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”. Đó là giá trị bền vững của tư tưởng lỗi lạc Hồ Chí Minh, mãi mãi chỉ lối cho cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập, tự do, hoà bình, công bằng, tiến bộ xã hội của Nhân dân ta.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tấm gương vô cùng trong sáng, cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hoá Việt Nam. Người là nhà tư tưởng lỗi lạc về văn hoá, sáng tạo ra nền văn hoá mới, văn hoá cách mạng, kiến tạo ra thời đại mới trong lịch sử phát triển của văn hoá dân tộc mà chính bản thân Người, cuộc sống của Người, những việc làm bình thường, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Người là hiện thân của văn hoá dân tộc. Từ đó, làm nên một Hồ Chí Minh “người là niềm tin và tất thắng”.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và toàn xã hội là một hoạt động tất yếu có ý nghĩa chính trị sâu rộng, cần thiết và sẽ diễn ra một quá trình lịch sử lâu dài. Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh vì nước vì dân nên việc học tập và làm theo là bổn phận, trách nhiệm công dân để mỗi người soi vào mình, sửa mình, hoàn thiện mình. Năm 1969, trong lễ truy điệu Bác Hồ, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn nhấn mạnh: “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch”. Theo Bác, đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người viết: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân”. Bác khẳng định, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, lùi bước, là chỗ dựa giúp con người giữ vững tinh thần, ý chí vươn lên, vượt qua mọi thách thức và biết “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là khái quát cơ bản tinh hoa con người Việt Nam, bao quát những mối quan hệ biện chứng. Một là, đối với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”; Hai là, với mọi người phải “yêu thương nhau, sống có nghĩa có tình”; Ba là, với bản thân phải “thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, phải có “tinh thần quốc tế trong sáng”. Bác dạy, lời nói phải đi đôi với hành động, phải nêu gương về đạo đức. Xây dựng đạo đức phải đi đôi với chống tham nhũng, tiêu cực, chống lười lao động, lười suy nghĩ. Phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Sinh thời, Bác chỉ rõ: “Bên cạnh những đồng chí tốt ấy, còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ. Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của Nhân dân”. Bác còn chỉ rõ: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. Có đồng chí đáng phải trừng phạt, nhưng vì cảm tình nể nang chỉ phê bình, cảnh báo qua loa cho xong chuyện. Thậm chí còn che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối cấp trên, giấu diếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho đồng chí không những không biết sửa lỗi mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể ta”,…

Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 16/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là phương châm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cao, cán bộ cấp chiến lược, chính là đội ngũ trí thức tinh hoa của đất nước mà còn là nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam ngang tầm, xứng tầm nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Chân lý đó luôn luôn “soi đường cho quốc dân đi”.

Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, thành hành động thiết thực, sáng tạo, khởi nghiệp thành công. Mỗi người nguyện không ngừng phấn đấu, rèn luyện, ra sức học tập và kiên trì làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong từng suy nghĩ, từng việc làm cụ thể, một lòng một dạ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Từ đó, nhanh chóng đưa nước ta trở thành quốc gia công nghiệp, đất nước phát triển, bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu như nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

Xem thêm
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
  • Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

    Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

    09:05 | 26/07/2024
  • Sự thật không thể nào phủ nhận

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn của dân tộc đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Đây là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào về những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đều cần phát huy tinh thần trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những di sản vô giá đó.

    08:57 | 23/07/2024
  • An toàn lao động là quan trọng nhất

    "An toàn là trên hết" được xem là nguyên tắc vàng, là khẩu hiệu, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình lao động, được treo tại nhiều công trường. Nhưng, chỉ 1 "lỗ hổng" nhỏ về ý thức, tai họa có thể ập đến, mang đến nỗi đau tột cùng cho nhiều người lao động và gia đình họ.

    10:21 | 12/05/2024
  • Tư duy mới - giá trị mới

    Theo thông tin từ Hội nghị lần thứ ba, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (diễn ra ngày 9-5 vừa qua), năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước.

    11:19 | 11/05/2024
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

    11:46 | 21/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load