Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 25/10/2024 19:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Triển vọng xuất khẩu: Doanh nghiệp chạy "nước rút" cho chặng đường cuối năm

14:35 | 23/10/2024

Với kết quả tích cực về xuất nhập khẩu 9 tháng và triển vọng trong quý 4/2024, dự báo năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mốc mới là 800 tỷ USD, vượt xa so với năm 2022.

Triển vọng xuất khẩu: Doanh nghiệp chạy
Xuất khẩu hàng hóa qua cảng phía Bắc. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đơn hàng tăng, các thị trường chủ lực đều có dấu hiệu hồi phục tích cực. Để đáp ứng được nhu cầu này, các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong năm 2024.

Nhiều tín hiệu hồi phục tích cực

Đến hết quý 3/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech Group) đã thu được kết quả sản xuất tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Hoàng Hữu Yên, Tổng Giám đốc Intech Group cho hay số lượng đơn hàng tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, trong đó nhiều đơn hàng được ký dài hạn.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hiện 70% doanh thu của doanh nghiệp đến từ khách hàng trong nước và 30% còn lại đến từ thị trường xuất khẩu trong đó thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn.

“Thích ứng là điều doanh nghiệp đã triển khai và đem lại kết quả kinh doanh 3 quý năm 2024 cao hơn cùng kỳ năm trước,” ông Hoàng Hữu Yên nói, đồng thời cho biết bên cạnh việc ứng phó với sự biến động của thị trường, công tác đổi mới công nghệ, hướng tới tự động hóa, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng là yếu tố chính để chiếm lợi thế cạnh tranh.

Còn với ngành dệt may, người tiêu dùng tại nhiều quốc gia cũng mạnh tay chi tiêu các sản phẩm thời trang đã đem lại cơ hội cho doanh nghiệp lĩnh vực này. Chỉ riêng tháng 8/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt kỷ lục 4,66 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đi Mỹ đạt 1,9 tỷ USD - là mức kỷ lục theo tháng từ trước tới nay.

“Dự kiến, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội,” ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay.

Đánh giá của Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng cho thấy đơn hàng may mặc trong quý 4/2024 và quý 1/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, do vậy các doanh nghiệp trong ngành đang tận dụng tối đa các cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu. Nhiều khả năng năm 2024, toàn ngành có thể đạt mục tiêu xuất khẩu từ 43-44 tỷ USD.

Triển vọng xuất khẩu: Doanh nghiệp chạy
Doanh nghiệp tận dụng các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Còn trong lĩnh vực da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng đánh giá nhiều triển vọng về thị trường, nhất là những tháng cuối năm. Theo bà, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến ngành da giày, túi xách có thể thu về từ 26-27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024.

Xuất nhập khẩu sẽ lập kỷ lục mới

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng ở 60/63 địa phương. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao ở mức hai con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Đơn cử, chỉ số IIP của tỉnh Trà Vinh tăng 41,9%; Phú Thọ tăng 38,7%; Khánh Hòa tăng 36,4%; Bắc Giang tăng 27,7%; Sơn La tăng 27,3%; Thanh Hoá tăng 20,4%...

Bên cạnh đó, xuất khẩu tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số, khi thu về khoảng 299,63 tỷ USD (tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước). Nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng, là: công nghiệp chế biến chế tạo (đạt 253,9 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái), nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,1 tỷ USD (tăng 3%) và nhóm nông, lâm, thủy sản thu về khoảng 28,8 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Thông tin về những kết quả khả quan trong bức tranh xuất khẩu, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết sau 9 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD và là con số cao kỷ lục, trong đó, riêng mặt hàng sầu riêng thu về 2,5 tỷ USD.

“Rau quả Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối và xoài Việt Nam,” ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ.

Ông Đặng Phúc Nguyên cũng dự báo nhờ vào sự tăng trưởng của các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm nay sẽ cán mốc 7 tỷ USD.

Có thể thấy, trong năm 2024, các doanh nghiệp chuẩn bị đơn hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Điều này thể hiện qua bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng vừa qua, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu tháng sau cao hơn tháng trước và quý sau cao hơn quý trước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay, chỉ sau 9 tháng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 580 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Theo đà tăng trưởng như vậy, khả năng đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt 800 tỷ USD.

“Đặc biệt, hàng xuất khẩu tăng trưởng ở tất cả các nhóm hàng và xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng gấp gần 2 lần so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp FDI, đây cũng là tín hiệu rất đáng hoan nghênh,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Triển vọng xuất khẩu: Doanh nghiệp chạy
Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng đánh giá với kết quả tích cực về xuất nhập khẩu 9 tháng và triển vọng trong quý 4/2024, dự báo trong năm nay, Việt Nam hoàn toàn có được một mốc mới về kim ngạch xuất nhập khẩu (đạt 800 tỷ USD xuất nhập khẩu, vượt xa mức kỷ lục xuất nhập khẩu 732 tỷ USD vào năm 2022), từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 ở mức cao hơn.

“Lý do để có được con số này là dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng cao,” chuyên gia Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Ông Thịnh cũng cho rằng thời điểm này, cộng đồng doanh nghiệp đang quyết tâm đẩy đà tăng trưởng xuất khẩu trong quý cuối của năm, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Mặt khác, nhu cầu của các thị trường nhập khẩu cuối năm với nhiều lễ hội lớn vẫn đang tăng, điều này có lợi cho tăng trưởng xuất khẩu quý còn lại, đặc biệt với các ngành may mặc, giày dép, điện tử và nông lâm thủy sản...

Theo Đức Duy (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Cần giải pháp đột phá cho ngành công nghiệp ô tô

    (Xây dựng) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô Việt Nam rất có tiềm năng, nhờ quy mô dân số 100 triệu người và thu nhập bình quân ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Do vậy, cần nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô.

  • Thanh Hóa: Cấm thầu 3 năm đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Quảng An

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm đã ký Quyết định số 4240/QĐ-UBND về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Quảng An, địa chỉ tại số 15, ngõ 16, đường Ngô Thị Nhậm, khu 5, phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

  • Tân Yên (Bắc Giang): Thu ngân sách đạt 97,95% dự toán

    (Xây dựng) – Đến hết quý III/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Tân Yên đạt hơn 1,6 nghìn tỷ đồng, đạt 97,95% dự toán tỉnh giao.

  • Gỡ nhiều 'điểm nghẽn' trong việc chi thường xuyên ngân sách

    Theo thông tin Bộ Tài chính trưa 25/10, Nghị định 138/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những "điểm nghẽn" trong việc bố trí kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thời gian qua.

  • Đánh giá việc thí điểm thưởng hợp đồng gói thầu xây lắp

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thí điểm thưởng hợp đồng tại các gói thầu xây lắp quy định tại Nghị định số 15/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023.

  • Dự án nào phải lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) - Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu không bắt buộc áp dụng đối với tất cả dự án. Căn cứ quy mô, tính chất, công tác đấu thầu của dự án, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load