Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 07:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Triển khai Nghị quyết 06 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động

17:53 | 16/02/2023

(Xây dựng) - Thực hiện Văn bản số 49/CĐXD-CSPL&QHLĐ ngày 10/02/2023 về việc triển khai Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi kinh tế - xã hội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã đề nghị các Công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ về phát triển thị trường lao động. Trong đó, cần tập trung thông tin, tuyên truyền nội dung của Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ tới toàn thể cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức người lao động (CBCCVCLĐ).

Triển khai Nghị quyết 06 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động
Một giờ học ở trường Cao đẳng Công trình đô thị.

Căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được xác định tại khoản 10, mục IV của Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao hiệu quả các hoạt động thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên CBCCVCLĐ. Chú trọng các hoạt động bảo vệ và duy trì việc làm bền vững cho CBCCVCLĐ; thúc đẩy việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước tập thể (đối với doanh nghiệp) và các thỏa thuận bảo đảm phúc lợi đối với CBCCVCLĐ; góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là tại các doanh nghiệp để triển khai, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội. Tiếp tục rà soát, tổng hợp kịp thời các kiến nghị, khó khăn, phản ánh, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn, CBCCVCLĐ tới các cơ quan liên quan.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những năm qua, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính linh hoạt, chưa thật bền vững; công tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung cầu và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động chưa thực sự hiệu quả.

Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong nước. Trước tình hình đó, cùng với những giải pháp phòng, chống dịch bệnh, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về thị trường lao động. Nhờ đó, sau khi chuyển sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, thị trường lao động đã từng bước được phục hồi và phát triển, góp phần quan trọng vào sự khởi sắc của nền kinh tế-xã hội nước ta. Quy mô lực lượng lao động, tỷ lệ tham gia lao động và số người có việc làm tiếp tục tăng. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm.

Nghị quyết 06/ NQ-CP nêu rõ, sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế. Hệ thống thể chế, chính sách thị trường lao động được hoàn thiện; quan hệ cung - cầu lao động gia tăng; chất lượng việc làm ngày càng cải thiện; lao động Việt Nam từng bước đảm nhiệm được những công việc phức tạp mà trước đây phải cần tới chuyên gia nước ngoài; tiền lương và thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt; năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng lên, đóng góp quan trọng vào những thành tựu về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta phát triển chưa đủ mạnh để giải phóng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo được nhiều việc làm theo hướng bền vững, mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề và nhân lực chất lượng chưa cao. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm cho thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề, hàng triệu lao động bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, tạm dừng việc, mất việc làm, thất nghiệp; gần 2 triệu lao động rời khỏi thị trường lao động (phần lớn là lao động tự do, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật); nhiều lao động di cư trở về quê, khiến quan hệ cung - cầu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực; giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế cũng như gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...

Để xây dựng và phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

Triển khai các giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào con người. Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập tại các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội; thực hiện phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó triển khai các giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào con người, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, chủ động thích ứng với xu hướng già hóa dân số và sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Xây dựng chính sách việc làm gắn với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển việc làm bền vững, việc làm xanh gắn với quy hoạch kinh tế - xã hội và bố trí đầu tư; tăng cường các hình thức tín dụng để phát triển việc làm; quan tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế tham gia vào thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Triển khai Nghị quyết 06 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động
Sinh viên Đại học kiến trúc Hà Nội trong giờ học thực hành.

Theo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát là thị trường lao động phát triển linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao. Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025: Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối, cung ứng lao động. Đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án và đang nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động: Tăng cường đầu tư, phát triển các ngành Kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, tạo nhiều việc làm mới có năng suất, chất lượng cao. Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Khẩn trương triển khai các điều kiện đảm bảo hiệu quả việc phân luồng, liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời trong cộng đồng.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bắc Giang: Triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

    16:58 | 02/10/2024
  • Thái Nguyên: Thành lập Ban Quản lý bảo trì và tư vấn xây dựng giao thông

    (Xây dựng) - Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức công bố các quyết định của UBND tỉnh, về việc tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Kiểm định chất lượng và Tư vấn xây dựng giao thông thành Ban Quản lý bảo trì và tư vấn xây dựng giao thông.

    16:56 | 02/10/2024
  • Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Phù Cát

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 446/TB-VPCP ngày 2/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.

    16:53 | 02/10/2024
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

    16:40 | 02/10/2024
  • Thanh Hóa: Trung ương quan tâm, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau mưa lũ

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị huyện Lang Chánh và tỉnh Thanh Hoá báo cáo cụ thể để Trung ương có phương án hỗ trợ xây dựng trường Trung học cơ sở Lâm Phú mới, nhanh chóng ổn định nơi học tập cho học sinh.

    16:29 | 02/10/2024
  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Nỗ lực đẩy nhanh việc triển khai dự án trường Tiểu học Võ Thị Sáu

    (Xây dựng) – Được xác định là một nhiệm vụ quan trọng và mang tính cấp bách trên địa bàn, Dự án đầu tư xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu đang được UBND quận Hoàn Kiếm và các ngành chức năng nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ngành Giáo dục, cải thiện môi trường học tập cho con em.

    15:47 | 02/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông

    (Xây dựng) - Sáng 02/10, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư gần 732 tỷ đồng đã chính thức thông xe, góp phần giảm ùn tắc, chỉnh trang đô thị khu Đông thành phố.

    15:45 | 02/10/2024
  • Bến Tre vươn ra biển lớn

    (Xây dựng) - Ngày 2/10, tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.

    15:40 | 02/10/2024
  • Thành phố Bắc Ninh: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị

    (Xây dựng) – Vừa qua, thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác khối Quản lý đô thị, ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong 9 tháng đầu năm 2024. Trọng tâm 3 tháng cuối năm, thành phố tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị, đẩy mạnh cải cách hành chính, chỉnh trang đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường.

    15:21 | 02/10/2024
  • Hà Nội: Huyện Đông Anh sắp có Trung tâm mầm non rộng 10.137m2

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 5051/QĐ-UBND ngày 26/9/2024 về việc giao 10.137m2 đất tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm mầm non thôn Nhuế, xã Kim Chung.

    15:17 | 02/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load