Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 04:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tìm giải pháp nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam

19:33 | 28/04/2021

(Xây dựng) – Ngày 28/4, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức. Trên 400 đại biểu của 63 tỉnh, thành trong cả nước và các chuyên gia trong, ngoài nước đã tham dự trao đổi những giải pháp thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

tim giai phap nang cao chuoi gia tri nong san viet nam
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trả lời phỏng vấn báo đài.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 5-7%

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản cho biết nguồn cung sản lượng nông lâm thủy sản hàng năm các ngành hàng chủ lực như: Thủy sản 8,4 triệu tấn, cây công nghiệp lâu năm 4,58 triệu tấn, thịt, sữa 6,5 triệu tấn, trứng 13,8 tỷ quả, gỗ và lâm sản ngoài gỗ 20,5 triệu m3… Doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc.

Hiện nay, cả nước có 7.502 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Trong đó, nhiều nhất là doanh nghiệp chế biến gỗ 3.808 doanh nghiệp, kế đến là doanh nghiệp thủy sản 864 doanh nghiệp, thứ ba là doanh nghiệp chế biến gạo 582 doanh nghiệp, các doanh nghiệp tiếp theo là: Sắn 500 doanh nghiệp, điều 467 doanh nghiệp, thức ăn chăn nuôi 343 doanh nghiệp, chè 258 doanh nghiệp, cà phê 243 doanh nghiệp…

Các tổ hợp chế biến lớn như: Công ty Nafoods Tây Bắc; Công ty Cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La; Nhà máy nước hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ-Tập đoàn TH; Nhà máy chế biến trứng DABACO; Nhà máy chế biến rau củ quả Haphofood, Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An-Tập đoàn TH; Nhà máy nước uống tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên; Nhà máy chế biến gỗ An Việt Phát-Tập đoàn An Việt Phát; Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Nhà máy chế biến Tanifood; Công ty cổ phần Nafoods Miền Nam; Nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá; Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu An An…

tim giai phap nang cao chuoi gia tri nong san viet nam
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu chào mừng Hội nghị.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết giai đoạn từ 2015-2020 tốc độ trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản là 5-7%. Kim ngạch xuất khẩu nông làm thủy sản năm 2015 từ 30,14 tỷ USD tăng lên 41,25 tỷ USD vào năm 2020. Thị trường nhập khẩu nông lâm sản của Việt Nam, dẫn đầu là Hoa Kỳ 26,2%, kế đến là Trung Quốc 24,6%, EU 9,2%, ASEAN 9,18%, Nhật Bản 8,3%... Cán cân thương mại dương 10,25 tỷ USD (xuất khẩu 41,25 tỷ USD, nhập khẩu 31 tỷ USD). 08 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD là: Rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, cao su, tôm, gỗ, cá tra. Hiện nay hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giá trị nông sản chưa xứng tầm…

Mặc dù những năm qua nông dân cùng doanh nghiệp nỗ lực hợp tác sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản, hình thành chuỗi giá trị nông sản nhưng vẫn còn đối mặt mặt với nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh còn thấp, so với lợi thế tiềm năng thì chưa xứng tầm.

Tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản thông tin cho biết năng lực lưu kho và chuỗi cung ứng lạnh còn hạn chế. Chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hầu hết do doanh nghiệp nhỏ thực hiện đơn lẻ từng khâu.

Dịch vụ logistics mới phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều nơi như Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa, vựa nông thủy sản lớn nhất đất nước thì dịch vụ này lại chậm phát triển. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics phục vụ thương mại biên giới hạn chế, chưa tạo giá trị tăng cho mặt hàng nông sản Việt Nam. Các trung tâm logistics phân bố manh mún và đầu tư tự phát dựa trên nhu cầu của một số nhóm khách hàng chưa có tỉnh kết nối. Kênh phân phối nông sản qua hệ thống chợ đầu mối và chợ dân sinh chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Điểm nghẽn trong nông nghiệp là logistics. Chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, khá cao so với các nước khu vực (khoảng 10-15%). Kết nối hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập.

Mặt khác, bảo quản sau thu hoạch mặc dù đã nói nhiều nhưng hiện nay tỉ lệ tổn thất vẫn còn lớn, tùy lĩnh vực nhưng dao động từ 10-25%. Sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng chiếm 70-80%; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chiếm 15-30%. Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nhỏ lẻ gặp khó khăn về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật xuất khẩu hàng hóa.

Trong phát biểu chảo mừng Hội nghị, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBDN thành phố Cần Thơ, cho rằng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có sự phát triển vược bậc. Nhiều ngành hàng như lúa gạo, thủy sản, cà phê,… của nước ta đã nằm trong nhóm các nước dân đầu về giá trị xuất khẩu. Nông sản nước ta đã có mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Mặc dù ngành Nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng chúng ta có thể nhìn nhận nhiều tiềm năng của ngành nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, tiêu thụ nông sản của bà con nông dân cũng còn nhiều khó khăn. Công nghiệp chế biến, chế biến sâu, công nghiệp bảo quản nhiều ngành hàng chưa được quan tâm và phát triển. Nhiều loại nông sản như rau quả của nước ta chỉ tiêu thụ dạng tươi nên tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao.

Nhiều ngành hàng nông sản chúng ta sử dụng chế biến tỷ lệ chưa cao, tỷ lệ giá trị tăng của sản phẩm chế biến còn thấp nên lãng phí nhiều giá trị tiềm năng của ngành hàng. Trong một thời gian dài, chúng ta chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của nông sản nên chưa tạo sức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Bên cạnh đó, thị trường nội địa của nhiều loại nông sản chưa thật sự được chú ý, sự lưu thông của các sản phẩm đặc sản giữa các vùng miền còn hạn chế nhất định…” Ông Trần Việt Trường, đã phát biểu.

Trả lời phỏng vấn báo đài, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lê Minh Hoan, cho biết: Trong chuỗi giá trị nông sản thì khâu sản xuất là thấp nhất. Hiện nay, nông sản Việt Nam mới đạt được giá cả chưa đạt giá trị. Vì hàng hóa nông sản hiện nay hầu như là sản phẩm thô, chỉ 20-30% sản phẩm thông qua chế biến, tỉ lệ này rất thấp, tại Đài Loan (Trung Quốc) 80% nông sản được chế biến xuất khẩu. Hội nghị lần này mong muốn nâng cao tỷ trọng nông sản chế biến đáp ứng được thị trường xuất khẩu, giải quyết “câu chuyện” nông sản thất mùa được giá và trúng mùa mất giá. Không để “giải cứu” như câu chuyện hành tím Vĩnh Châu, cam hay dưa hấu như trong thời gian qua…

Tìm giải phải nâng cao chuỗi giá trị nông sản

Tại Hội nghị, các Bộ ngành, diễn giả, địa phương, đã thảo luận những vấn đề về thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản như: Thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới và đề xuất một số giả pháp (Cục Chế biến và phát triển thị trường Nông Sản); Xu thế công nghệ chế biến của thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản (Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch); Kết nối công nghệ chế biến với thị trường nông sản (Công ty Cổ phần Vinamit); Chế biến rau quả: đột phá trong tái cơ cầu nông nghiệp tỉnh Sơn La (UBND tỉnh Sơn La); Tôm đạo đức: từ ao nuôi đến bàn ăn (Tập đoàn Rynan Technology)…

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản thì nút thắt cần quan tâm gia tăng giá trị, đó là: Quản trị sản lượng nông nghiệp; Chi phí logistics nông sản, cho phí công nghệ, chi phí nhân lực; Chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và thương hiệu sản phẩm (trách nhiệm xã hội, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường); Đổi mới sáng tạo, hàm lượng tri thức công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; Tỷ suất lợi nhuận trong từng sản phẩm; Năng lực canh tranh từng sản phẩm nông sản, từng doanh nghiệp nông nghiệp, từng ngành hàng nông sản chủ lực…

Theo đó, phải tìm kiếm thêm những động lực mới, dư địa mới, xu hướng thị trường mới. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản đề xuất: Cơ cấu lại nông nghiệp tập trung giá trị gia tăng, Đó là tạo liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia tái cơ cấu như nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý Nhà nước theo tư duy kinh tế nông nghiệp. Tái cơ cấu định hướng chú trọng phát triển chế biến sâu, tăng chất lượng sản phẩm, hiệu năng, giảm chi phí, xây dựng thương hiệu, phân phối thị trường tốt.

Liên kết tạo dựng nến công nghiệp chế biến nông sản đồng bộ, hiện đại. Đó là xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường; Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến công nghệ cao, tăng chế biến từ các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng; Phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics phục vụ nông nghiệp; Thu hút đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.

tim giai phap nang cao chuoi gia tri nong san viet nam
Sản phẩm nông sản thành phố Cần Thơ trưng bày giới thiệu tại Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, trong thời gian tới sẽ quan tâm hơn mối quan hệ kết nối nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị nông sản. Trong đó, quan tâm hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn, đây là số đông. Nhà nước hỗ trợ vốn, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch để tạo ra kinh tế nông thôn, sơ chế nông sản để đưa đến các doanh nghiệp lớn tinh chế sâu hơn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng nông sản.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load