Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 06:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tiết kiệm năng lượng chưa đạt mục tiêu do đâu?

19:14 | 17/10/2023

(Xây dựng) – Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc sử dụng năng lượng truyền thống, các vấn đề mà chúng ta đang gặp phải đó là: Ô nhiễm môi trường, chi phí sản xuất, sự thiếu hụt nguồn cung và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.

Tiết kiệm năng lượng chưa đạt mục tiêu do đâu?
Ảnh minh họa.

Để giải quyết các vấn đề này, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Các làng nghề Việt Nam có thể sử dụng năng lượng tiết kiệm thông qua việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa việc sử dụng các thiết bị điện và nước, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và thực hiện việc tách rác thải. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Các chính sách và luật sử dụng năng lượng

Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm như chính sách về giá: Chính phủ có thể thiết lập mức giá khuyến khích cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, giảm giá cho các thiết bị và hỗ trợ tài chính để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Quy định và tiêu chuẩn: Chính phủ có thể đưa ra quy định và tiêu chuẩn để đảm bảo rằng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đáp ứng yêu cầu về hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm còn nhiều vấn đề cần cải thiện.

Công nghệ để tiết kiệm điện chưa đổi mới

Đoàn giám sát vừa có báo cáo kết quả giám sát gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021". Theo báo cáo, hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng trong phát triển kinh tế của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên GDP của Việt Nam khá cao, hơn 2 lần so với các nước phát triển.

Mặt khác, dự báo dân số Việt Nam sẽ tăng từ khoảng 99 triệu người hiện nay lên khoảng 104 triệu người vào năm 2030, quy mô nền kinh tế của chúng ta cũng sẽ tăng với nhịp tăng trưởng 7% mỗi năm từ nay đến năm 2030, do đó, nhu cầu về năng lượng sẽ tiếp tục tăng nhanh. Riêng nhu cầu điện dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng gấp đôi hiện nay.

Hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng trong phát triển kinh tế của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. "Phát triển kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện rõ rệt", Đoàn giám sát đánh giá.

Các hoạt động về sử dụng năng lượng và hiệu quả được đẩy mạnh thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (VNEEP) giai đoạn 1 (từ 2006-2010) và giai đoạn 2 (từ 2011-2015) với sự phối hợp tích cực giữa cơ quan quản lý Nhà nước với cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội, kết quả là trong giai đoạn 1, tỷ lệ tiết kiệm đạt 3,4% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng, tương đương với 4,9 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) và đối với giai đoạn 2 đạt 5,65% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng, tương đương với 11,2 triệu TOE.

Theo Đoàn giám sát, để đáp ứng những yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn các giải pháp, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức người dân và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nhiều chương trình, hợp tác, trợ giúp quốc tế được triển khai tích cực. Đã chú trọng xác định những nhu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với một số ngành, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng và khuyến khích việc ứng dụng thiết bị, công tiết kiệm năng lượng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3) tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019, trong đó đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030.

“Một số ngành như sản xuất thép và xi măng tiêu thụ nhiều năng lượng (nhất là điện), nhưng do giá điện còn thấp so với khu vực và thế giới dẫn đến thiếu động lực để đổi mới công nghệ, nâng cấp thiết bị nhằm tiết kiệm năng lượng", Đoàn giám sát đánh giá.

Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh

The đoàn giám sát, việc ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được đánh giá là ban hành đúng thời điểm và đã tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động, hành vi về sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực của nền kinh tế, đã tạo được sự đồng thuận, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc nâng cao nhận thức và thực thi các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều nội dung quy định trong luật còn mang tính khuyến khích, cơ chế thực thi, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh; việc triển khai thi hành Luật vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.

Ngoài ra, Đoàn giám sát cho rằng còn thiếu các quy định cụ thể các giải pháp thúc đẩy thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng; hoạt động kiểm toán năng lượng có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng kiểm toán năng lượng còn thấp, không có cơ quan độc lập để kiểm định chất lượng dịch vụ kiểm toán năng lượng, tư vấn năng lượng.

Đặc biệt, chưa quy định hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng thông qua cơ chế thực hiện các hợp đồng hiệu quả năng lượng theo mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO).

Quy định về các cơ chế ưu đãi, khuyến khích trong Luật còn chưa cụ thể, dẫn đến các chính sách ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa được triển khai thực hiện. Nhiều đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật chưa thực hiện đầy đủ quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn.

Theo Đoàn giám sát, mạng lưới các đơn vị kiểm toán năng lượng, tư vấn giải pháp tiết kiệm năng lượng còn thiếu về lực lượng và yếu về chất lượng, nhiều vị trí làm việc kiêm nhiệm, nhiều cán bộ có chuyên môn dịch chuyển vị trí công tác, nhất là trong giai đoạn 2016-2019, khi Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bị gián đoạn. Trừ một số địa phương, đô thị lớn, năng lực của các tổ chức tư vấn tại nhiều địa phương còn hạn chế chưa đủ khả năng để độc lập thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Mong muốn Samsung E&A quan tâm đầu tư các dự án cấp nước sạch và xử lý nước thải

    (Xây dựng) – Ngày 18/9, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Công ty TNHH Samsung E&A Việt Nam do ông Kang Hansu, Trưởng đại diện Samsung E&A Việt Nam làm Trưởng đoàn.

  • Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa tỉnh Thái Bình và Kyushu, Nhật Bản

    (Xây dựng) - Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế Quốc tế Kyushu, Liên đoàn Kinh tế Kyushu (Nhật Bản). Lãnh đạo tỉnh bày tỏ mong muốn sau buổi làm việc này, hai bên sẽ có sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load