Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 18:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Tiền Hải (Thái Bình): Những công trình trái phép trên đê, “đau” cũng phải dỡ bỏ

09:42 | 04/11/2020

(Xây dựng) – Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng có bài “Thái Bình: gánh nặng “trầm kha” công trình xây dựng trái phép trên đê” phản ánh những chuyển biến và tồn tại trong quản lý đê điều ở Thái Bình. Tuy vậy, hiện nay, trên địa bàn vẫn còn không ít công trình xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông chưa được xử lý triệt để.

tien hai thai binh nhung cong trinh trai phep tren de dau cung phai do bo
Xóm “liều” làng ẩm thực ngang nhiên mọc trên đê biển, chiếm dụng công trình xây dựng thuộc danh mục bảo vệ an ninh quốc gia.

Thái Bình còn tiềm ẩn vấn nạn cán bộ cơ sở tiếp tay hoặc bao che cho người xây dựng công trình trái phép trên đê nên công tác quản lý gặp trở ngại, rất khó khăn khi cưỡng chế. Huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải cộm lên nạn xây dựng công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê điều và bãi sông, số vụ vi phạm tồn đọng còn nhiều, công tác xử lý vi phạm còn chậm. Riêng huyện Tiền Hải, năm 2019 và 7 tháng đầu năm 2020, phát hiện mới 29 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, xử lý được 36 vụ vi phạm (trong đó 11 vụ mới phát sinh, 25 vụ tồn đọng), buộc dừng hoạt động và giải tỏa 6 bến bãi vật liệu xây dựng, còn 18 vụ mới phát sinh chưa giải quyết được.

tien hai thai binh nhung cong trinh trai phep tren de dau cung phai do bo
Chỉ bằng tấm lưới thưa mà công trình xây dựng kiên cố ngay chân đê phía biển của nhà hàng Sao Biển lại “che mắt” được cả hệ thống chính trị xã Đông Minh.
tien hai thai binh nhung cong trinh trai phep tren de dau cung phai do bo
Trận bão đầu mùa năm 2016, một đoàn cán bộ phòng chống thiên tai của huyện vừa đến đoạn đê số 6 Đông Minh, bất ngờ công trình xây dựng trái phép trên cao sập xuống suýt gây tai nạn.

Bản tổng hợp các vụ vi phạm pháp luật về đê điều phòng, chống thiên tai tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải (kèm theo Văn bản hỏa tốc số 29/BCHPCTT, ngày 7/5/2020 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Thái Bình gửi UBND huyện Tiền Hải) với 26 tập thể và cá nhân đang sở hữu 39 công trình xây dựng lớn nhỏ vi phạm Luật Đê điều. Nhiều vụ việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đến 3 lần mà công trình xây dựng trái phép vẫn yên vị, không cưỡng chế tháo dỡ được.

Ông Phạm Tiến Dũng từ năm 2011 đến nay đã 4 lần vi phạm pháp luật về đê điều, trên đê biển số 6 Km18+010 và Km18+060. Cụ thể, ngày 02/04/2011 xây quán bán hàng kích thước xây dựng (14x5x1,5)m cánh chân đê phía biển 10m; Ngày 16/10/2013, xây dựng mở rộng mặt đê làm chỗ đỗ xe, diện tích công trình (15x6x2)m; Ngày 7/10/2015, xây công trình phụ sát chân đê diện tích xây dựng (6x3)m2; Ngày 29/01/2019 và 12/02/2019, xây dựng mở rộng quán nổi kinh doanh hàng ăn uống, diện tích xây dựng (12x7,5)m, cách chân đê phía biển 13m.

Ông Vũ Văn Cốt, xây dựng trái phép xưởng sản xuất chế biến lâm sản, cách chân đê 12m, công trình xây dựng năm 2017 diện tích (12x5x2,5)m, nay đã 3 lần cơ quan chức năng lập biên bản xử lý hành chính, nhưng chưa được xử lý dứt diểm, vẫn chiếm dụng đê quốc gia làm xưởng sản xuất công nghiệp.

Cùng trong năm 2019, bà Trần Thị Thu Hiền xây dựng nhà hàng Vương Sao Biển diện tích (13x6)m trên mái kè và hành lang bảo vệ đê biển số 6 tại Km17. Các ông (bà): Ninh, Tuệ, Hiện Nhật lấn chiếm mặt đê làm bãi đỗ xe đón khách hàng nhà hàng mở trái phép trên đê. Nhà hàng Tuệ Lụa và Thủy Nhật đã cưỡng chế di rời, nhưng nhà hàng Vương Sao Biển kề cận vẫn an vị, gây bức xúc cho nhân dân.

Khi chúng tôi thắc mắc về việc, đê điều thuộc danh mục công trình an ninh quốc gia bất khả xâm phạm, không thuộc dự án thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng sao mà khó cưỡng chế di dời, để nó tồn tại như “khối u trầm kha trên một cơ thể khỏe mạnh”?

Một bác trông coi điếm canh đê Đông Minh, đáp lại cũng cởi mở và hài hước: Công trình xây dựng trái phép trên đê như “khối u trầm kha trên một cơ thể” rất cần phẫu thuật cắt bỏ nó đi, nhưng “để thì buồn - cắt thì đau” mắc mớ lắm. Chẳng hạn như nhà hàng Sao Biển xây dựng công trình trái phép chiếm dụng trên 450m2 mái đê biển. UBND xã Đông Minh đến chỉ lập biên bản sơ sài, rồi lờ đi cho tồn tại.

Nhà hàng Hải Phong công trình xây dựng vi phạm Luật Đê điều lưu cữu, năm 2019 và 2020 vẫn tiếp tục cơi nới mở rộng hệ thống nhà hàng kiên cố bê tông cốt thép đổ mái bằng, còn ngang nhiên xây dựng xưởng sản xuất gỗ trên mái đê biển.

tien hai thai binh nhung cong trinh trai phep tren de dau cung phai do bo
Nhà hàng Hải Phong xây dựng quy mô đồ sộ trên mái đê phía biển, mà lãnh đạo xã chỉ xử lý sơ sài rồi lờ đi cho hoạt động.

Nhà hàng Huyền Hưng thì vững chắc như “boong ke” ngự tiền thâm căn trên đê... Quyết định của UBND huyện Tiền Hải và phương án cưỡng chế di dời công trình xây dựng trái phép trên đê Đông Minh, đến cổng UBND xã Đông Minh thì bị chặn lại, như có “cánh tay” thế lực. Không rõ vô tình hay cố ý, chủ công trình xây dựng trái phép lưu cữu nói trên, ông này thì có chàng rể làm cán bộ trên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, ông kia em rể làm trưởng công an xã, bà nọ thì có con gái là cán bộ công chức UBND xã Đông Minh.

Xã Đông Minh đang nổi lên sự mất bình đẳng, thiếu dân chủ trong xử lý công trình xây dựng trái phép trên đê. Cùng là công trình xây dựng trái phép trên một đoạn đê, nhà hàng Hải Phong thì xử lý hành chính cho tồn tại, nhà hàng Tuệ Lụa, Thủy Nhất thì ra tay triệt để, nhân dân thắc mắc và đề nghị đã cưỡng chế thì phải nghiêm túc, minh bạch, công bằng pháp luật.

Việc bảo vệ đê điều ở Tiền Hải lãnh đạo huyện thì quyết liệt, nhiều cuộc huyện mở chiến dịch chấn chỉnh tình trạng chiếm dụng công trình đê biển, đê bối, xe gắn loa phóng thanh hô hào rầm rộ và không ít công trình bị tháo dỡ. Nhưng, ngoảnh lại như “đánh trống bỏ dùi” hiệu quả thu lại rất thấp vì sự cản trở ngay trong nội bộ. Mỗi khi xuống lệnh cưỡng chế là máy điện thoại của lãnh đạo huyện lại “nóng ran”, rồi “trên nóng dưới lạnh” cán bộ cơ sở phần tránh sự phức tạp, phần thông đồng với người vi phạm.

Tiền Hải cần cưỡng chế di dời công trình xây dựng trái phép trên đê, như y lệnh mổ xẻ những khối u trầm kha trên cơ thể, nhưng để thì buồn - cắt thì đau, dù “đau” cũng phải phẫu thuật bởi nguy cơ thiên tai bão lũ kề kề.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load